Tỉ phú rớt hạng và câu chuyện thu nhập bình quân đầu người

Giang Cư
16/12/2019 - 14:47
Tỉ phú rớt hạng và câu chuyện thu nhập bình quân đầu người
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, vấn đề tỉ phú thăng hay rớt hạng không quan trọng. Đối với Việt Nam hiện nay, điều quan trọng phải là thu nhập bình quân đầu người tăng lên.

Chỉ là giá trị tài sản tại một thời điểm

Việc khối tài sản của Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng, sụt giảm đến 650 triệu USD trong vòng 3 tháng qua thu hút sự chú ý của dư luận. Nguyên nhân được cho là do Vingroup bán hệ thống Vinmart và Vinmart+ cho tập đoàn Masan. Thế nhưng, theo nhiều chuyên gia kinh tế, xét về lâu dài và tổng thể thì thương vụ này được đánh giá là tín hiệu tốt cho thị trường bán lẻ trong nước. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia tài chính, bình luận, Vingroup bán Vinmart và Vinmart+ cho Masan đó cũng có thể là điều tốt cho Vingroup. Bởi vì, Vingroup có thể tái cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và tập trung vào những lĩnh làm vực tốt nhất.

Đây có thể là điều có lợi cho Vingroup mà chúng ta cần quan tâm hơn là quan tâm đến vấn đề ông Phạm Nhật Vượng có nằm trong top 200 hay không. Việc xếp hạng căn cứ trên giá trị của cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán thì doanh nghiệp có thể "ra" hoặc "vào" tùy theo thời điểm. "Giá trị của cổ phiếu tùy theo giá trị của thị trường. Đó chỉ là một trong những tiêu chí để đo mức thịnh vượng của một con người. Ngoài tiêu chí tài sản thì cần phải nhiều tiêu chí khác nữa", TS Hiếu phân tích.

Tỉ phú rớt hạng và câu chuyện thu nhập bình quân đầu người - Ảnh 1.

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng và bảng phân bố các tỉ phú trên thế giới.

Điều quan trọng là thu nhập của người lao động

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, vấn đề tài sản của một hay các tỉ phú tăng, giảm có lẽ không phải là quan trọng. Điều quan trọng đối với nền kinh tế là thu nhập bình quân đầu người có tăng lên không?  

Việt Nam là quốc gia có GDP đầu người hiện còn rất thấp, khoảng 3.000 USD. So với các nước trong khu vực như Singapore là 50.000 USD thì Việt Nam đây là khoảng cách rất xa.

"Hiện tại, mức thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam còn rất thấp nên vấn đề làm sao phải tăng thu nhập bình quân đầu người lên từ 3.000 USD đến 5.000 USD. Có một vài người nằm trong nhóm 200 tỉ phú không phải là điều quan trọng nhất".

TS Nguyễn Trí Hiếu

Tiến sĩ Hiếu lập luận, làm sao để nhiều người dân Việt Nam có mức sống tăng lên mới là vấn đề đáng tự hào. Còn việc có nhiều người ở Việt Nam nằm trong top 200 tỉ phú của thế giới hay không 200 nằm trong top 200 có lẽ không phải là đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế.

Dĩ nhiên là nếu Việt Nam càng nhiều người ở trong top những người giàu có nhất thì đó là điều tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp có một người nào đó rời khỏi nhóm này cũng không phải là điều mà chúng ta phải quan tâm quá mức.

Trên thực tế, những người ở trong "nhóm 200" có thể tăng lên. Có những người không ở trong nhóm 200 cũng tăng đều theo những người còn lại. Điều đó tùy theo thu nhập của toàn thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, nếu chúng ta có nhiều tỉ phú nằm trong top 200 mà mức thu nhập bình quân đầu người của lực lượng lao động sản xuất ngay chính trong công ty đó vẫn ở mức thấp thì không có ý nghĩa.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm