Trẻ bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Ngọc Lan
06/07/2022 - 14:45
Trẻ bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?
Sốt xuất huyết là bệnh xảy ra quanh năm, tuy nhiên thời điểm gia tăng mạnh nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 và thường phát thành dịch. Nếu bị sốt xuất huyết cần làm gì cho nhanh khỏi?

Thời điểm tháng 6 đến tháng 9, sốt xuất huyết dễ phát triển thành dịch và điều này khiến nhiều người lo lắng không biết nên làm gì để nhanh khỏi. Chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết cần chú ý những vấn đề gì và cho trẻ ăn gì, kiêng gì để nhanh chóng khỏi bệnh?

1. Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết cần chú ý theo dõi và quan sát trẻ. Vậy một vài vấn đề cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết là gì?

Để sốt xuất huyết nhanh khỏi, cần chú ý một vài vấn đề như sau:

- Đặc biệt quan trọng chú tâm theo dõi sát thân nhiệt của trẻ, đồng thời cần báo cáo cho nhân viên y tế bất kỳ lúc nào ngay khi nhận thấy trẻ đang sốt lên.

- Tuyệt đối tuân thủ và phối hợp với các nhân viên y tế để hạ sốt cho bé, không tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt có chứa Aspirin, Ibuprofen vì các thuốc này có thể làm tăng nguy cơ gây xuất huyết ở trẻ.

- Theo đó cần vệ sinh mắt, mũi họng hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? - Ảnh 2.

Khi trẻ bị sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? - Ảnh Internet

- Chú ý cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, bột hoặc sữa và không cho trẻ sử dụng các loại thức ăn nước uống có ga, hay có màu đỏ vì khó phân biệt nếu trẻ nôn ra máu.

- Nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước trong ngày gồm cả nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước trái cây, oresol hoặc nước cháo loãng...

- Chú ý lựa chọn các loại quần áo bằng vải mềm, có tính năng thấm hút mồ hôi và chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho bé. Cần thay quần áo cũng như tắm cho trẻ nhanh bằng nước ấm trong phòng tắm khi trẻ không sốt.

- Đặc biệt, luôn theo dõi sát tình trạng của trẻ cũng như phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo và ngay khi phát hiện các dấu hiệu nặng có thể kịp thời xử lý khi trẻ lừ đừ, nằm li bì hoặc vật vã. Đối với các trường hợp khác, trẻ có thể xuất hiện tình trạng đầu chi lạnh, da ẩm và hạ thân nhiệt. Kèm theo đó là đau bụng, đau ngực hay khó thở. Trẻ cũng có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng và nôn nhiều, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen hoặc có máu, tiểu ít...

- Không cho trẻ tắm gội và lau người bằng nước lạnh, điều này sẽ là nguyên nhân khiến mạch ngoài da của trẻ co lại và mạch nội tạng đang giãn ra sẽ vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng trẻ.

Đối với những trường hợp sốt xuất huyết ở độ 3, độ 4 thì nên nằm viện và theo dõi cấp cứu cũng như thực hiện điều trị Tây y. Đông y chỉ là biện pháp được thực hiện điều trị sốt xuất huyết cho trẻ ở cấp độ 1 và cấp độ 2.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? - Ảnh 3.

Chú ý quan sát và theo dõi trẻ, báo ngay cho nhân viên y tế khi phát hiện trẻ sốt cao - Ảnh Internet

2. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì và kiêng gì?

Khi bị sốt xuất huyết trẻ sẽ xảy ra tình trạng chán ăn, mệt mỏi. Vậy người bệnh sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi, nên ăn gì và kiêng gì?

2.1. Sốt xuất huyết ăn gì cho nhanh khỏi?

- Uống nhiều nước: Người bệnh sốt xuất huyết đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì việc uống nhiều nước vô cùng quan trọng. Việc sốt cao kèm mất nước sẽ xảy ra.

Ngoài nước đun sôi để nguội thì người sốt xuất huyết có thể uống thêm các loại nước trái cây, nước ép như nước cam, nước dừa... các loại trái cây này đều chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường sức đề kháng và giúp thành mạch máu khỏe hơn.

- Nên ăn cháo loãng và súp: Vì bị sốt xuất huyết sẽ khiến người bệnh có cảm giác chán ăn, miệng đắng đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Vì thế để người bệnh nhanh khỏi nhất là nên ăn các loại cháo loãng hoặc súp vừa dễ hấp thu lại vừa có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Đối với trẻ còn bú sữa mẹ thì mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn so với thông thường, điều này cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng tự nhiên có từ sữa mẹ. Ngoài ra, nên chia nhỏ các bữa ăn ra cho trẻ, không nên cho trẻ ăn uống dồn dập.

Bổ sung các món ăn giàu đạm cho trẻ từ sữa, thịt, trứng, thực phẩm giàu vitamin, kẽm giúp tăng sức đề kháng.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? - Ảnh 4.

Bổ sung cháo loãng hoặc súp cho người bị sốt xuất huyết - Ảnh Internet

- Cho ăn bù sau khỏi bệnh: Khi trẻ đã hết sốt và khỏi bệnh thì cần cho trẻ ăn uống bình thường, nên cho trẻ ăn bù để bổ sung dưỡng chất trong thời gian trẻ bị ốm cũng như giúp hạn chế tình trạng trẻ bị nhẹ cân và suy dinh dưỡng sau này.

Ngoài ra, vì sốt xuất huyết cũng có thể khiến khẩu vị của trẻ thay đổi, phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ cần kiên trì nấu và thay đổi các món ăn để trẻ thấy ngon miệng trở lại.

- Bổ sung nước ép từ các loại rau như cà rốt, dưa chuột... giúp tăng cường khả năng miễn dịch nhờ vitamin và khoáng chất.

2.2. Sốt xuất huyết nên kiêng gì?

Sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh đặc biệt đối với trẻ nhỏ vì có thể gây rối loạn và biến chứng nghiêm trọng. Vậy người bị sốt xuất huyết nên kiêng các loại thực phẩm nào?

- Không nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ: Đối với người bệnh sốt xuất huyết thì hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh hay các loại thuốc đặc hiệu để trị bệnh. Vì thế các loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất béo và dầu mỡ nên việc hạn chế cho người bệnh ăn giúp người bệnh mau khỏi.

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? - Ảnh 5.

Người lớn mắc bệnh cũng nên hạn chế tối đa uống rượu, cà phê và hút thuốc khi đang mắc sốt xuất huyết - Ảnh Internet

- Đồ ăn cay nóng: Người bệnh sốt xuất huyết không nên ăn vì lúc này sức đề kháng của người bệnh đang bị giảm, hơn nữa năng lượng bị hao hụt nên việc ăn các loại đồ ăn cay nóng như ớt, gừng hay mù tạt đều sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể bị tăng lên không tốt cho sức khỏe người bệnh, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của người bệnh.

- Hạn chế các loại thực phẩm có màu nâu, đỏ, đen: Thực tế nên hạn chế các loại thực phẩm này vì người bệnh sốt xuất huyết rất dễ bị chảy máu và việc này còn giúp các bác sĩ không bị nhầm lẫn việc chẩn đoán đúng liệu người bệnh có bị chảy máu hay không khi bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa.

- Không nên uống đồ ngọt: Các loại đồ ngọt như soda và mật ong hay các loại đường đều có thể khiến bệnh nhân lâu hồi phục hơn so việc tiêu thụ đường và đồ ngọt khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm hơn.

Ngoài ra, người lớn mắc bệnh cũng nên hạn chế tối đa uống rượu, cà phê và hút thuốc khi đang mắc sốt xuất huyết.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm