Học sinh dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ lên núi "tìm sóng" để học trực tuyến

Đình Nguyên
24/09/2021 - 08:00
Học sinh dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ lên núi "tìm sóng" để học trực tuyến

Một phiến đá trên núi cao trở thành nơi ngồi "hứng sóng" học trực tuyến lý tưởng của học trò vùng rẻo cao biên giới Nghệ An.

Để có được sóng vào học trực tuyến, các em học sinh vùng biên xứ Nghệ đã phải lên núi cao, ngồi trong chiếc lán tạm bợ “tìm sóng” học bài.
Học sinh dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ lên núi "tìm sóng" để học trực tuyến - Ảnh 1.

Ngay trong buổi học trực tuyến đầu tiên, các thầy cô giáo ở vùng biên giới này cảm động khi chứng kiến cảnh 2 học sinh bản Mường Lống, xã Tri Lễ, được bố mẹ tìm ngọn núi cao nhất dựng chòi tìm sóng để học. Hai em học sinh người Mông này là Xồng A Dần và Xồng A Thành lớp 6A1, Trường dân tộc nội trú THCS Quế Phong.

Học sinh dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ lên núi "tìm sóng" để học trực tuyến - Ảnh 2.

Vừ Y Hoa là học sinh duy nhất của bản Huồi Xái (Tri Lễ) nhập học vào lớp 10 Trường THPT Quế Phong. Hình ảnh học trực tuyến của Vừ Y Hoa khiến thầy cô Trường THPT Quế Phong (Nghệ An) lặng người. Dù thiếu thốn, vất vả, Hoa chưa hề bỏ buổi học nào.

Xúc động về lớp học trực tuyến của trò dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ - Ảnh 3.

Xồng Bá Mùa - nhà ở bản Mường Lống, xã Tri Lễ - nhập học muộn nhất trong số hơn 600 bạn lớp 10 của Trường THPT Quế Phong năm học 2021-2022. Khi ấy, trường chốt danh sách học sinh đã được 1 tháng và dạy học trực tuyến 1 tuần lễ. Do nhập học muộn quá quy định nên khi được nhà trường đồng ý, cậu học trò người Mông đã đi bộ hàng tiếng để đến nơi có sóng học trực tuyến.

Xúc động về lớp học trực tuyến của trò dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ - Ảnh 4.

Chỗ ngồi học trực tuyến của Xồng Bá Lỳ (lớp 12A7 Trường TPHT Quế Phong, huyện Quế Phong) là tấm ván được kê trên 2 gốc cây trong rừng.

Xúc động về lớp học trực tuyến của trò dân tộc thiểu số nơi "cổng trời" xứ Nghệ - Ảnh 6.

Sự nỗ lực vượt khó khăn, trở ngại của học trò vùng sâu, biệt lập, trở thành dộng lực cho bạn bè và thầy cô khi dạy học trong điều kiện không thuận lợi. Vì vậy, dù rất vất vả cho cả giáo viên lẫn học sinh, thì phương án dạy học trực tuyến vẫn phải duy trì trong thời gian tới.

Theo Hiệu trưởng Trường THPT Quế Phong, điều đáng mừng là có những HS ở vùng xa xôi, sóng điện thoại chập chờn, phải vào rừng sâu “hứng sóng” nhưng các em vẫn nỗ lực, cố gắng. Tinh thần học tập đó là động lực cho các bạn khác và cho cả thầy cô khắc phục khó khăn thực hiện chương trình năm học đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm