Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó Trưởng khoa Nhi (BV Đa khoa Tuyên Quang) cho biết, BV đang điều trị cho bệnh nhi Đào Văn Dương (10 ngày tuổi, dân tộc Mông, quê huyện Hàm Yên, Tuyên Quang), bị nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh rất nguy kịch.
Trước đó, BV tiếp nhận bé rạng sáng ngày 25/4 trong tình trạng toàn thân co cứng, co giật mạnh khi kích thích, ngừng thở dài, tím toàn thân, khóc bé, rốn ướt và có mùi hôi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm trùng uốn ván nên điều trị tích cực bằng các thuốc huyết thanh chống uốn ván và thở máy. Hiện tại, tính mạng bé đã giữ được, nhưng diễn biến bệnh tật còn xấu nên tiếp tục theo dõi.
Trước đó, BV tiếp nhận bé rạng sáng ngày 25/4 trong tình trạng toàn thân co cứng, co giật mạnh khi kích thích, ngừng thở dài, tím toàn thân, khóc bé, rốn ướt và có mùi hôi. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị nhiễm trùng uốn ván nên điều trị tích cực bằng các thuốc huyết thanh chống uốn ván và thở máy. Hiện tại, tính mạng bé đã giữ được, nhưng diễn biến bệnh tật còn xấu nên tiếp tục theo dõi.
Tình trạng bệnh nhi vẫn còn diễn biến xấu |
Gia đình cho biết, trong quá trình mang thai, mẹ bé không tiêm phòng uốn ván. Khi đến ngày sinh, gia đình cũng không đưa đến trạm y tế mà sinh tại nhà. Bố bé đã trực tiếp đỡ đẻ và dùng dao để cắt rốn. Sau sinh 5 ngày, bé bỏ bú, sốt cao liên tục nên gia đình đưa đến trạm y tế rồi chuyển lên BV Đa khoa Tuyên Quang.
Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, phụ nữ phải tiêm 2 mũi phòng uốn ván. Theo đó, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 15 ngày. Ngoài ra, khi chuyển dạ chị em nên đến các cơ sở y tế, không nên đẻ tại nhà để phòng các tai biến có thể xảy ra.
Để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, phụ nữ phải tiêm 2 mũi phòng uốn ván. Theo đó, mũi thứ nhất tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ hai sau mũi thứ nhất ít nhất là 30 ngày và trước khi đẻ 15 ngày. Ngoài ra, khi chuyển dạ chị em nên đến các cơ sở y tế, không nên đẻ tại nhà để phòng các tai biến có thể xảy ra.