pnvnonline@phunuvietnam.vn
10 phong tục cưới lạ kỳ trên thế giới
Nhiều phong tục tổ chức lễ cưới được xem là kỳ lạ nhưng lại là nét truyền thống của quốc gia. Ảnh minh họa
1. Đức - Cô dâu và chú rể cùng cưa một khúc gỗ trong lễ cưới
Truyền thống tổ chức lễ cưới này được gọi là Baumstamm Sägen. Theo đó, cô dâu và chú rể mặc trang phục cưới như bình thường và cùng nắm tay nhau, dùng một chiếc cưa máy để cưa một khúc gỗ làm hai phần. Baumstamm Sägen tượng trưng cho sức mạnh của sự đồng vợ, đồng chồng để vượt qua tất cả khó khăn trong cuộc sống hôn nhân sau này.
2. Tây Ban Nha - Cô dâu mặc đồ đen
Mặc dù nghe có vẻ kỳ lạ nhưng theo truyền thống, một cô dâu Tây Ban Nha sẽ mặc một chiếc áo choàng ren màu đen và mạng che mặt cũng màu đen. Trang phục này tượng trưng cho sự tận tâm cô dâu dành cho chú rể và thể hiện lời thề "chỉ có cái chết mới có thể chia lìa đôi ta".
Đối với mạng che mặt màu đen, người ta từng cho rằng một cô dâu quá xinh đẹp sẽ thu hút ma quỷ. Vì vậy, cần dùng mạng che mặt để tránh "sự chú ý của các linh hồn".
3. Kenya - Cha ruột nhổ nước bọt vào cô dâu
Nếu bạn đến dự một đám cưới tại quốc gia này, đừng sốc khi nhìn thấy cha của cô dâu nhổ nước bọt vào chiếc váy cô dâu đang mặc ngay trong lễ cưới. Hành động này mang ý nghĩa chúc phúc, tượng trưng sẽ không có trở ngại nào xen vào chuyện hôn nhân của hai người.
Đối với người Maasai ở Kenya, khạc nhổ vào ai đó được cho là thể hiện sự tôn trọng của bản thân đối với người đó.
4. Nigeria - Khách mời ném tiền vào cô dâu và chú rể
Nếu bạn đến dự một đám cưới tại Nigeria, bạn sẽ thấy được sự hào sảng của những khách mời tại đây. Khách mời không ngại vung tiền, ném vào cô dâu và chú rể trong lễ cưới của họ. Đây được xem là hành động thể hiện niềm hân hoan và hạnh phúc mà khách mời dành cho cặp đôi, cũng như cổ vũ để họ tiếp tục nhảy trên sảnh cưới.
5. Maroc - Đám cưới kéo dài 1 tuần
Ở nhiều quốc gia, các cặp đôi sẽ mệt rả sau một ngày dài tiệc tùng vì lễ cưới của mình. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng tại Maroc phải tổ chức tiệc cưới trong vòng 7 ngày. Khoảng thời gian này bao gồm các nghi thức trước khi cưới, trong lễ cưới và sau tiệc cưới.
Vào đầu tuần của lễ cưới, cô dâu sẽ tham gia vào một buổi lễ có tên Hammam để đánh dấu khởi đầu mới của cuộc đời mình. Như một nghi thức "thanh lọc", cô dâu cùng bạn bè và người thân sẽ đến một phòng tắm xông hơi truyền thống trong lễ Hammam. Ngoài ra, cô dâu cũng trải qua nghi thức henna để xăm lên tay và chân trong lễ cưới.
6. Ấn Độ - Trộm giày của chú rể
Trong đám cưới truyền thống của Ấn Độ, chú rể phải cởi giày trong lúc thực hiện một số nghi lễ. Tuy nhiên, nhà gái sẽ "dở trò" bằng cách trộm giày của chú rể và giấu đi. Tuy nhiên, đây lại là một phần của nghi lễ truyền thống có tên Joota Chupai. Để lấy lại giày của mình, chú rể phải "hối lộ" nhà gái bằng "phong bì" trước khi nghi lễ chính thức được diễn ra.
7. Nam Phi - Cha mẹ mang lửa sang nhà mới cho con
Ở các vùng của Nam Phi, cha mẹ của cô dâu và chú rể thường nhóm lửa trong nhà mình, sau đó mang sang nhà của cặp vợ chồng mới cưới. Đây được xem làm một nghi lễ mang lại may mắn vì cô dâu và chú rể sẽ sử dụng ngọn lửa đó để cùng nhau thắp lên ngọn lửa đầu tiên cho ngôi nhà của mình.
8. Trung Quốc - Cô dâu phải khóc
Ở một số khu vực của Trung Quốc, trước khi lấy chồng, cô dâu phải tập khóc. Tập tục này bắt nguồn từ thời Chiến quốc, khi mẹ của một công chúa họ Triệu đã khóc trong ngày thành hôn của cô. Đây được gọi là Zuo Tang và phổ biến ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc.
9. Malaysia - Cô dâu và chú rễ bị cấm vào phòng tắm
Người Tingdong ở Malaysia có truyền thống không cho cô dâu và chú rể rời khỏi nhà của mình hoặc vào phòng tắm trong vòng 3 ngày sau lễ cưới của họ. Đây được xem như một tục lệ của các lễ cưới. Đối với người Tingdong, không tuân thủ các nghi lễ được cho là dẫn đến hôn nhân tan vỡ, sự không chung thủy hoặc con cái không khỏe mạnh.
10. Cuba - Khách mời phải trả tiền để được nhảy với cô dâu trong lễ cưới
Trong nhiều nền văn hóa, cô dâu và chú rể sẽ khiêu vũ với khách mời đến dự lễ cưới của mình. Tuy nhiên ở Cuba, nếu khách mời muốn nhảy với cô dâu, họ sẽ phải "trả giá". Theo đó, mỗi khách mời sau khi nhảy với cô dâu sẽ đính tiền lên váy cưới. Đây được xem như một cách giúp cô dâu và chú rể chi trả một phần chi phí của bữa tiệc.