10 thói quen nên hình thành sớm ở trẻ

21/02/2016 - 18:45
Trước khi trẻ bước sang lứa tuổi vị thành niên, các bậc phụ huynh nên tập cho trẻ và chính bản thân bạn những thói quen như ăn cơm cùng gia đình, hay chia sẻ sở thích chung.

Khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên thì cha mẹ sẽ không còn là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự hình thành nhân cách và phát triển của trẻ nữa, thay vào đó là bạn bè, giáo viên và bác sỹ của chúng. Bình thường, khi trẻ chuyển sang giai đoạn phát triển này, chúng sẽ dành ít thời gian ở bên bạn hơn và bạn sẽ khó lòng kiểm soát được sự phát triển của chúng.

Vì vậy bạn cần tranh thủ thời gian trước tuổi vị thành niên để hình thành một số thói quen giúp giáo dục con cái tốt hơn khi chúng bước vào một giai đoạn phát triển mới.

Dùng bữa cùng gia đình. Thời gian dùng bữa chính là khoảng thời gian tốt nhất để cha mẹ có thể gần gũi và tạo sự kết nối với trẻ. Vì vậy hãy tập cho trẻ có thói quen ăn cơm với cả nhà để có được sự gắn kết cần thiết giữa cha mẹ và con cái.

Không sử dụng điện thoại trong khi làm những việc khác như lái xe, ăn uống. Việc này chắc chắn sẽ được bắt đầu từ chính bạn. Vì vậy hãy ngừng sử dụng điện thoại trong khi làm một việc gì đó, đặc biệt là khi làm với con. Chúng sẽ học theo thói quen tốt này của bạn.

Dành thời gian để nói chuyện về một ngày của con. Chắc chắn rằng khi bước sang tuổi mới lớn, những đứa trẻ sẽ ít nói chuyện với bạn hơn. Hãy cố gắng tập cho chúng thói quen chia sẻ công việc trong ngày với bạn ngay từ khi chúng còn nhỏ.

Có những cử chỉ thân thiết. Cùng với việc nói chuyện với bạn ít đi sẽ là việc chúng không còn biểu lộ những hành động âu yếm như trước. Vì vậy bằng mọi cách trước khi trẻ bước sang tuổi vị thành niên hãy cố giữ những hành động thân mật chẳng hạn như ôm hay xoa đầu. Không cần phải quá thường xuyên nhưng nó thực sự cần thiết.

Cập nhật những công nghệ mới. Công nghệ như một vòng xoáy luôn thu hút những đứa trẻ tìm tòi và khám phá. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh của nó khiến cho nhiều lúc cha mẹ chẳng thể nào theo kịp. Vì vậy dù ít hay nhiều, các bậc phụ huynh nên cố gắng nắm bắt được các công nghệ mới nhất mà con mình sử dụng, vì rất có thể những công nghệ này đang gây ảnh hưởng rất nhiều đến con của mình.

Làm quen với bạn của con. Có thể bạn không chọn được bạn cho con mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể biết bạn của chúng là ai. Với khả năng cao là bạn luôn bị loại ra ngoài khỏi cuộc chơi của những đứa trẻ với nhau, bạn hãy tìm hiểu và làm quen với những người bạn của con mình trước. Từ đó, bạn có thể biết con mình đang làm gì, chơi với ai và có thể phát hiện ra những biểu hiện xấu sớm hơn.

Thấu hiểu sở thích của con. Thay vì tỏ ra thờ ơ hay coi nhẹ sở thích của con mình, các bậc cha mẹ nên xem xét lại và tìm hiểu về sở thích đó. Điều này sẽ khiến cho đứa trẻ cảm thấy mình được đồng cảm hơn và sẽ muốn được chia sẻ với bạn nhiều điều hơn.

Cùng nhau chia sẻ sở thích chung. Việc hình thành và duy trì một sở thích chung sẽ tạo ra một cầu nối vô hình giữa cha mẹ và con cái.

Đảm bảo con ngủ vào ban đêm. Vào độ tuổi mới lớn, con bạn rất có thể sẽ trốn ngủ để thức khuya đọc truyện, xem iPad hay chơi trò chơi, thậm chí là trốn nhà. Điều này rất có hại cho sức khỏe của chúng. Vì vậy ngay từ khi chúng còn nhỏ, hãy dành khoảng vài phút trước khi con bạn đi ngủ, để nói chuyện với chúng. Và thỉnh thoảng kiểm tra phòng chúng vào ban đêm. Điều này sẽ giúp chúng hình thành ý nghĩ rằng bạn luôn luôn hiện diện bên chúng khi ngủ, giúp ngăn chặn sự hình thành của những biểu hiện tiêu cực trên.

Để con mình trải nghiệm sự thất bại hay thành công. Lứa tuổi vị thành niên thường rất nhạy cảm vì vậy hãy cho những đứa trẻ của mình nếm trải cảm giác thắng thua để chúng có tâm lý vững vàng hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm