14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải

Tiểu Quyên
07/12/2020 - 13:28
14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải
Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) có thể khiến tình trạng của người bệnh xấu đi, thậm chí gây nhiều biến chứng nặng nề cho sức khỏe.

Là một bệnh mãn tính, COPD cần được chẩn đoán và điều trị liên tục nhằm giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi bệnh nhân mắc những sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính.

Việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, uống thuốc và nhiều hoạt động khác cùng thay đổi, sẽ có nhiều lúc bệnh nhân mắc sai lầm khi chẩn đoán mắc bệnh. Nhưng khi đã thích nghi với việc sống chung với bệnh, điều quan trọng nhất là tránh mắc phải những sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính; nhất là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tránh những sai lầm phổ biến mà bệnh nhân COPD thường mắc phải khi tiếp nhận điều trị.

Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

1. Không sử dụng ống hít đúng cách

Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính đầu tiên phải kể đến là sử dụng ống hít sai cách. Ống hít tưởng chừng như là một thiết bị đơn giản thường được bác sĩ kê cho bệnh nhân COPD, nhưng tỷ lệ bệnh nhân mắc sai lầm khi sử dụng ống ít lại rất cao. Lí do của vấn đề này thường là do bệnh nhân quá chủ quan vào kỹ thuật đơn giản mà bỏ quên các bước chính xác khi sử dụng.

Hầu hết những sai lầm mà bệnh nhân mắc phải với ống hít liên quan đến việc chuẩn bị ống hít và sử dụng kỹ thuật thở đúng. Đây là một vấn đề nghiêm trọng, vì các bước này là cần thiết để đưa thuốc vào phổi.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 2.

Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính đầu tiên phải kể đến là sử dụng ống hít sai cách - Ảnh: Blog.lptmedical

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến cần lưu ý khi sử dụng ống hít:

- Không lắc ống hít trước mỗi lần hít.

- Không thở ra hết trước khi sử dụng ống hít.

- Không giữ ống hít ở đúng vị trí.

- Không định thời gian hít vào của bạn bằng cách phun từ ống hít.

- Hít không đủ sâu và hít quá nhanh.

- Không nín thở sau khi hít thuốc.

- Hít vào bằng mũi thay vì miệng.

Việc mắc bất kỳ sai lầm nào kể trên cũng có thể dẫn đến việc phổi nhận được quá ít thuốc. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân COPD, bởi người bệnh cần dùng thuốc đủ liều để ngăn ngừa các triệu chứng nghiêm trọng và các đợt cấp.

2. Nhầm lẫn giữa các loại thuốc

Không biết dùng thuốc lúc nào là sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính phải kể đến tiếp theo. Hầu như tất cả các bệnh nhân COPD đều dùng 2 loại thuốc chính, bao gồm thuốc duy trì và thuốc cấp cứu. Cả hai loại thuốc đều sử dụng bằng đường hít, đó là lý do đôi lúc người bệnh nhầm lẫn chúng với nhau.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 3.

Không biết dùng thuốc lúc nào là sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính phải kể đến tiếp theo - Ảnh: Blog.lptmedical

Sai lầm này có thể gây nguy hiểm, vì người bệnh cần sử dụng chính xác cả hai loại thuốc mới giúp kiểm soát được COPD. Trộn lẫn thuốc hoặc không sử dụng thuốc đúng lúc có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ, khiến các đợt cấp COPD ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các loại thuốc khác cũng có thể gây nhầm lẫn khi sử dụng, đặc biệt nếu bạn chỉ được phép dùng chúng vào các trường hợp nhất định. Ví dụ, thuốc kháng sinh uống và thuốc steroid bác sĩ kê cho bệnh nhân sử dụng khi cần thiết để ngăn ngừa và điều trị đợt cấp COPD.

3. Không bỏ thuốc lá

Điều quan trọng nhất người bệnh có thể làm để giúp cho tình trạng bệnh COPD cải thiện đó chính là ngừng hút thuốc lá. Thế nhưng, cũng có khá nhiều bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính không bỏ được thuốc hoặc chủ quan với tình hình sức khỏe hiện tại.

COPD là kết quả của việc giảm chức năng phổi, thường là do hút thuốc. Vì vậy, tiếp tục hút thuốc sau khi mắc COPD sẽ gây hại cho phổi của bạn nhiều hơn. Hút thuốc lá khiến bạn suy giảm chức năng phổi với tốc độ nhanh hơn so với những bệnh nhân COPD đã bỏ thuốc lá. Chức năng phổi giảm sẽ khiến bạn khó thở, khó hoạt động thể chất.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 4.

Bỏ thuốc lá giúp tăng tuổi thọ và giảm các đợt cấp ở bệnh nhân COPD - Ảnh: Blog.lptmedical

Tuy nhiên, nếu bạn bỏ thuốc lá, bạn có thể thấy các triệu chứng COPD được cải thiện và bạn có thể tận hưởng lối chất lượng hơn trong thời gian dài.

Mặc dù bỏ thuốc lá không thể khiến tình trạng bệnh khỏi hẳn, nhưng nó có thể giúp làm chậm quá trình tổn thương ở phổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bỏ thuốc lá giúp tăng tuổi thọ và giảm các đợt cấp ở bệnh nhân COPD.

4. Không ăn theo chế độ ăn lành mạnh cho bệnh nhân COPD

Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính phổ biến tiếp theo là không ăn uống lành mạnh. Để giữ cho phần phổi còn lại khỏe mạnh, bạn cần cung cấp cho nó các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh COPD cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng mỗi ngày.

Thế nhưng, nhiều bệnh nhân lại gặp khó khăn trong việc kiểm soát cân nặng cũng như thiết lập lại một chết độ ăn uống lành mạnh cho người mắc COPD. Ngoài ra, do ảnh hưởng của COPD, người bệnh bị hạn chế đi lại nên việc chuẩn bị bữa ăn khó khăn hơn người bình thường.

COPD có thể gây khó giảm cân hoặc khó tăng cân, đó là lý do tại sao một số bệnh nhân phải vật lộn với tình trạng thiếu cân trong khi những người khác lại đối mặt chứng béo phì. Cả hai tình huống này đều có hại cho sức khỏe của người bệnh, khiến họ khó thở hơn.

Nếu nhận được quá ít calo và chất dinh dưỡng, phổi của bạn sẽ không có đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, ăn quá nhiều và tăng cân sẽ làm căng cơ và phổi của bạn, điều này cũng có thể làm cho các triệu chứng COPD trầm trọng hơn.

5. Tập thể dục không đủ

Bệnh nhân COPD thường tránh các hoạt động thể chất vì nó gây khó thở hơn. Điều này gây ra tình trạng lười vận động. Khi bạn càng ít tập thể dục, phổi và các cơ phục vụ việc thở của bạn càng trở nên yếu hơn, do đó làm cho hoạt động thể chất ngày càng trở nên khó khăn hơn.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 5.

Một số bệnh nhân COPD bỏ tập thể dục hoàn toàn - Ảnh: Blog.lptmedical

COPD có thể gây ra mệt mỏi, ho, trầm cảm và các triệu chứng khác gây khó khăn cho việc người bệnh sống một lối sống tích cực và lành mạnh. Một số bệnh nhân bỏ tập thể dục hoàn toàn, điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.

Các nghiên cứu cho thấy rằng, những bệnh nhân COPD tập thể dục đều đặn theo gợi ý của bác sĩ thường ít bị các đợt cấp hơn những người bỏ vận động hoàn toàn.

6. Không tiết kiệm năng lượng

Khi bị COPD, bạn phải điều chỉnh theo những giới hạn nhất định về thể chất. Theo thời gian, căn bệnh này làm cho người bệnh khó thở và mệt mỏi hơn, khiến các hoạt động thường ngày cũng theo đó khó khăn hơn.

Nhiều người sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng khi những hoạt động dễ dàng trước đây trở nên khó khăn hơn; càng cố gắng thực hiện thì các triệu chứng COPD càng nặng hơn và năng lượng trong cơ thể càng tiêu hao. Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính này có thể gây ra tâm trạng lo lắng, trầm cảm và khiến một số bệnh nhân từ bỏ các sở thích trước đây.

Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được kiểm soát bằng cách tự điều chỉnh nhịp độ và học cách quản lý tốt hơn nguồn năng lượng dự trữ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn rõ về vấn đề này.

7. Sử dụng liệu pháp oxy quá ít hoặc quá nhiều

Khi kê đơn bổ sung oxy cho bệnh nhân COPD, các bác sĩ đã đưa ra liều lượng thích hợp dựa trên tình trạng bệnh của bạn. Liều lượng oxy bổ sung dựa trên nhiều yếu tố; bao gồm chức năng phổi, nồng độ oxy trong máu và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COPD.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 6.

Sai lầm khi sử dụng oxy quá ít hoặc quá nhiều - Ảnh: Rtmagazine

Điều quan trọng là phải mua đúng đơn thuốc và sử dụng oxy theo chỉ dẫn. Quá ít oxy có thể gây khó thở và làm trầm trọng thêm các triệu chứng COPD; trong khi quá nhiều oxy có thể gây ra quá nhiều CO2 tích tụ trong máu của bạn, điều này cũng gây khó thở.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân vẫn mắc sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính khi không sử dụng oxy theo chỉ dẫn, điều này khiến sức khỏe của họ rơi vào tình trạng nguy hiểm.

8. Không tiêm ngừa

Không tiêm ngừa theo khuyến nghị của bác sĩ là sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà rất nhiều người mắc phải.

Sống chung với một căn bệnh mãn tính như COPD khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác nhau. Nó cũng làm cho việc mắc bệnh trở nên nguy hiểm hơn, bởi vì ngay cả những bệnh nhẹ cũng có thể gây ra đợt cấp và làm các triệu chứng COPD trở nặng.

Bởi COPD làm tăng tình trạng viêm trong phổi, khiến người bệnh dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và nhiễm trùng. Nó cũng làm tăng tình trạng viêm các cơ quan khác trong cơ thể người bệnh, và làm suy giảm chức năng miễn dịch. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải bảo vệ bản thân khỏi bị bệnh; bao gồm việc tiêm phòng như phòng cúm và phế cầu.

9. Không tránh các chất kích ứng đường hô hấp

Nhiều người được chẩn đoán mắc COPD vẫn chưa nhận ra tác hại của các chất kích ứng đường hô hấp đối với phổi của họ như thế nào. Người bệnh chưa hiểu việc chủ động tránh các chất kích thích trong không khí như bụi, nấm mốc, ô nhiễm không khí và các hạt có hại khác quan trọng như thế nào đối với việc kiểm soát COPD.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 7.

Tác động của những chất gây kích ứng đường hô hấp thường bị coi nhẹ - Ảnh: Blog.lptmedical

Tác động của những chất gây kích ứng đường hô hấp này thường bị coi nhẹ, đặc biệt vì chúng thường không phải là vấn đề đối với những người có lá phổi khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn bị COPD, những chất kích thích này có thể tàn phá hệ thống hô hấp, gây viêm nghiêm trọng cho phổi và đường thở.

Điều này có thể làm cho các triệu chứng của bạn tồi tệ hơn nhiều trong thời gian ngắn; gây ra ho, thở khò khè. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các đợt cấp COPD trong tương lai, đặc biệt nếu phổi của bạn thường xuyên tiếp xúc với các chất kích ứng.

Đó là lý do tại sao những người bị COPD cần phải cố gắng nhiều hơn để bảo vệ phổi khỏi các khói bụi, ô nhiễm trong môi trường sống. Để tránh sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính, hãy giữ cho nhà cửa và nơi làm việc luôn sạch sẽ; hạn chế tối đa tiếp xúc với khói bụi và hóa chất độc hại cho phổi.

10. Không coi trọng sức khỏe tâm lý

Sống chung với COPD sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Việc chẩn đoán có thể khiến người bệnh thất vọng và sự thay đổi lối sống có thể khiến họ cảm thấy buồn bực và lo âu.

Nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc và mức độ căng thẳng khi bị COPD. Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính trong trường hợp này là hầu hết họ cố gắng chịu đựng mọi cảm xúc một mình khiến tâm lý ngày càng tồi tệ hơn.

Nếu không được điều trị đúng cách, buồn bã có thể chuyển thành rối loạn lo âu, thậm chí là trầm cảm. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy người mắc COPD có nguy cơ bị trầm cảm và các rối loạn tâm lí khác cao hơn người bình thường.

11. Không tham gia bảo hiểm y tế

Sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính vô cùng phổ biến đó là bệnh nhân không tìm hiểu để tham gia bảo hiểm y tế.

Để kiểm soát bệnh hiệu quả, bệnh nhân COPD phải thực hiện nhiều phương pháp điều trị tốn kém; bao gồm sử dụng thuốc, thăm khám bác sĩ, trang thiết bị y tế, nhập viện điều trị và các liệu pháp vật lý và tâm lý quan trọng.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bạn cần có kế hoạch cụ thể cũng như tham gia bảo hiểm y tế. Điều này giúp người bệnh giảm gánh nặng chi phí cũng như giảm bớt lo âu. Bảo hiểm y tế sẽ góp phần chi trả các chi phí điều trị cho bệnh nhân.

12. Không yêu cầu sự giúp đỡ

COPD là một căn bệnh cực kỳ khó tự quản lý. Khi bệnh tiến triển và các triệu chứng sẽ trở nên tồi tệ hơn, chắc chắn bạn sẽ thấy một số hoạt động nhất định trở nên khó thực hiện hơn.

14 sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính mà người bệnh dễ mắc phải - Ảnh 8.

Nên yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân hoặc nhân viên y tế - Ảnh: Blog.lptmedical

Sẽ có lúc bạn cảm thấy không thể tự chăm sóc bản thân tốt như trước đây. Vì vậy, người bệnh nên yêu cầu sự trợ giúp của người thân hoặc nhân viên y tế. Không nên tự ti vì mình là gánh nặng của người khác, hãy mạnh dạn yêu cầu được giúp đỡ để cải thiện tình trạng bệnh sớm nhất.

13. Không chẩn đoán được triệu chứng giai đoạn đầu

Hầu hết bệnh nhân đều mắc sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn đầu. Họ thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu cho đến khi chúng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh mới quan tâm và đi khám bác sĩ thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn.

Được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Điều đó khiến bạn có được cuộc sống chất lượng lâu dài hơn, lí tưởng hơn.

14. Không nhìn nhận chẩn đoán một cách nghiêm túc

Nhiều bệnh nhân thường chủ quan đối với chẩn đoán của bác sĩ về căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Họ không từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu; thậm chí vẫn sinh hoạt như người bình thường. Điều này cũng có thể do người bệnh chưa chấp nhận được với kết quả chấn đoán.

Tuy nhiên, chính sự chủ quan đối với tình trạng bệnh khiến người bệnh lơ là hơn trong hoạt động điều trị, dẫn đến khá nhiều sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính. Không tuân thủ điều trị và tích cực thay đổi lối sống, bệnh nhân sẽ đối diện với các triệu chứng ngày càng tồi tệ; chức năng phổi sẽ giảm đi nhanh chóng gây nên nhiều biến chứng khó lường.

Đó là lý do tại sao điều quan trọng là bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân COPD hiểu ngay từ đầu về mức độ nghiêm trọng của bệnh; thậm chí giải thích về các biến chứng và nguy cơ. Từ đó, bệnh nhân sẽ có cái nhìn đúng đắn và tuân thủ các khuyến nghị từ đội ngũ y tế.

Sống chung với COPD rất khó và tìm ra cách điều trị hiệu quả có thể là một quá trình lâu dài và đầy thử thách. Nhưng bằng cách cẩn thận làm theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia y tế, bạn có thể yên tâm rằng bạn không mắc các sai lầm khi điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính.

Khi đã biết những sai lầm phổ biến nhất mà bệnh nhân COPD thường mắc phải, hãy hành động đúng để tránh các sai lầm; điều đó sẽ góp phần cho việc điều trị bệnh của bạn ngày càng khả quan.

Cách tốt nhất để sống vui vẻ với căn bệnh COPD là nỗ lực mỗi ngày để đưa ra những lựa chọn đúng đắn và xây dựng những thói quen lành mạnh. Dù ở trong bếp, khi tập luyện hay làm việc, hãy luôn đặt sức khỏe của phổi và cơ thể bản thân lên hàng đầu.

Nguồn dịch: https://blog.lptmedical.com/14-mistakes-copd-patients-make


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm