pnvnonline@phunuvietnam.vn
16 dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu và có vấn đề cần củng cố lại ngay
- 1. Bàn tay lạnh
- 2. Vấn đề đại tiện
- 3. Mắt bị khô là dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu
- 4. Cơ thể mệt mỏi
- 5. Bị sốt nhẹ
- 6. Nhức đầu
- 7. Phát ban
- 8. Đau khớp gối
- 9. Bị rụng tóc
- 10. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại
- 11. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- 12. Tê tay chân hoặc đau nhói tay chân
- 13. Khó nuốt
- 14. Cân nặng thay đổi bất thường không rõ lý do
- 15. Xuất hiện mảng trắng trên cơ thể
- 16. Vàng da, vàng mật
Theo nghiên cứu, có tới 80 bệnh có thể sinh ra nếu như hệ miễn dịch có vấn đề. Hầu hết sẽ gây ra viêm nhiễm, nhưng ngoài viêm ra chúng ta vẫn có thể quan sát được những dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu khác.
1. Bàn tay lạnh
Khi các mạch máu của bạn bị viêm, ngón tay, ngón chân, tau và mũi của bạn sẽ rất khó để có thể giữ ấm như người khác. Vùng da ở khu vực này có thể chuyển từ màu trắng sang màu xanh nếu như phải tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Khi lưu lượng máu hoạt động bình thường trở lại thì phần da lại ửng đỏ.
Các bác sĩ gọi đây là hiện tượng "Raynaud's phenomenon." - một dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu gây ra. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do thói quen hút thuốc, tác dụng phụ của một số loại thuốc theo đơn và những tác động vật lý khác ảnh hưởng tới động mạch của bạn.
2. Vấn đề đại tiện
Nếu bạn bị tiêu chảy kéo dài từ 2 - 4 tuần thì đây có thể là dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu, được cảnh báo thông qua niêm mạc ruột non hoặc đường tiêu hoá của bạn đang có vấn đề.
Ngoài tiêu chảy thì táo bón cũng là một vấn đề đáng chú ý. Khi nhu động ruột của bạn gặp trục trặc, những viên cặn bã đáng lẽ phải được phân rã nhỏ để đi đại tiện thì chúng lại bo cục lại, buộc hoạt động của ruột bị ảnh hưởng dẫn tới táo bón. Ngoài ra nguyên nhân gây ra táo bón có thể đến từ virus, vi khuẩn hay các tình trạng sức khoẻ khác.
3. Mắt bị khô là dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu
Nếu bạn đang bị chứng rối loạn tự miễn thì điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn sẽ quay ra "tấn công" lại cơ thể bạn thay vì cơ chế tự bảo vệ. Hai bệnh viêm khớp dạng thấp và lupus ban đỏ là hai ví dụ của chứng này.
Nhiều bệnh nhân bị rối loạn tự miễn cho biết, họ gặp rắc rối khi mắ bị khô, khó chịu giống như có sạn trọng mắt. Đôi khi mắt bị đỏ lên, chảy mù và thậm chí là bị mờ. Một số trường hợp còn không thể khóc khi cảm thấy buồn.
4. Cơ thể mệt mỏi
Bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi tương tự như khi bạn bị ốm - điều này có nghĩa là đã có vấn đề xảy ra với hệ miễn dịch của bạn. Một khi giấc ngủ không còn khiến bạn cảm thấy thoải mái và bớt mệt mỏi nữa thì hãy tới cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
Ngoài mệt mỏi và khó ngủ, các cơ-khớp của bạn cũng có thể bị đau. Tất nhiên, có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nên bạn cần sự tư vấn của bác sĩ.
5. Bị sốt nhẹ
Một dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu là cơ thể của bạn ở trong trạng thái nhiệt độ cao hơn bình thường, lúc này hệ miên dịch của bạn đã bị hoạt động quá sức - điều này cảnh báo một tình trạng nhiễm trùng nào đó sắp xảy ra hoặc do cơ thể đang xảy ra trạng thái tự miễn dịch.
6. Nhức đầu
Một số người có hệ miễn dịch suy yếu có biểu hiện đau nhức đầu. Chẳng hạn như do mạch máu bị viêm, nhiễm trùng hay nguy cơ bị các bệnh tự miễn khác.
7. Phát ban
Da là "hàng rào" đầu tiên của cơ thể giúp bạn chống lại sự xâm nhập của vi trùng. Biểu hiện của làn da sẽ phản ánh tình trạng hệ miễn dịch của bạn có hoạt động tốt hay không.
Một số dấu hiệu viêm nhiễm bạn cần lưu ý như: ngứa, khô, da bị phát ban (đau hoặc không đau).
8. Đau khớp gối
Khi lớp lót bên trong khớp của bạn bị viêm thì các vùng xung quanh sẽ bị mềm, cứng hoặc sưng tuỳ theo vấn đề bạn mắc phải là gì. Cơn đau có thể xảy ra ở nhiều hơn một ổ khớp và thường cảm nhận rõ vào buổi sáng.
9. Bị rụng tóc
Đôi khi dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu thể hiện qua các nang tóc. Nếu quan sát thấy tóc bị rụng, hoặc rụng lông tay, chân,... thì cần phải chú ý.
10. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại
Những người có hệ miễn dịch suy yếu thường dễ bị nhiễm trùng hơn người khác, các nhiễm trùng cũng lặp đi lặp lại nhiều hơn.
Nếu bạn cần phải thực hiện các liệu trình điều trị bằng kháng sinh nhiều hơn 2 lần/năm (trẻ em là 4 lần/năm) thì cơ thể của bạn có thể bị suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống virus.
11. Nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
Những người bị rối loạn tự miễn thường có phản ứng dị ứng với tia UV (còn gọi là tia cực tím). Bạn có thể bị viêm da, phồng rộp, nổi mẩn hoặc bị sần vảy khi ra ngoài nắng.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể bị ớn lạnh bên cạnh các dấu hiệu như đau đầu và buồn nôn.
12. Tê tay chân hoặc đau nhói tay chân
Đây có thể là một biểu hiện bình thường, tuy nhiên ở một số trường hợp thì đây là biểu hiện mà dây thần kinh gửi tín hiệu tới cơ bắp của bạn. Ví dụ, những người mắc hội chứng Guillain -Barre có thể bị tê ở chân sau đó di chuyển lên cánh tay và ngực.
Viêm đa dây thần kinh mãn tính gây viêm mãn tính (CIDP) có các triệu chứng tương tự như dạng mất liên kết của GBS (được gọi là viêm đa dây thần kinh do viêm cấp tính, hay AIDP), nhưng trong khi GBS kéo dài hai tuần đến 30 ngày. CIDP tồn tại lâu hơn nhiều.
13. Khó nuốt
Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn, thực quản của bạn có thể đang bị sưng hoặc quá yếu để hoạt động như bình thường. Đây có thể là vấn đề liên quan tới hệ thống miễn dịch. Một vài trường hợp khác còn cảm thấy như bị nghẹt thở hoặc ai đó đang bịt miệng họ khi đang nuốt đồ ăn.
14. Cân nặng thay đổi bất thường không rõ lý do
Bạn thấy cân nặng của mình tăng lên dù ăn uống và tập luyện đều đặn; hoặc cân nặng bị giảm mà không rõ lý do? Đây có thể là biểu hiện của bệnh tự miễn hoặc tuyến giáp đang gặp tổn thương.
15. Xuất hiện mảng trắng trên cơ thể
Đôi khi hệ miễn dịch của bạn đóng vai trò chống lại những hắc sắc tố trên da (melanocytes). Nếu như thấy trên da có các mảng trắng thì hệ miễn dịch của bạn có thể đang có vấn đề.
16. Vàng da, vàng mật
Điều này có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đang tấn công và phá hủy các tế bào gan khỏe mạnh. Điều này có thể dẫn đến một tình trạng gọi là viêm gan tự miễn.
Nguồn dịch:
https://www.webmd.com/cold-and-flu/immune-system-disorders