2 bóng hồng xả thân vì công lý

11/08/2019 - 09:00
Nữ nhà báo Mexico Lidya Kacho là người đấu tranh cho quyền bình đẳng và là người tích cực tham gia bảo vệ nhân quyền. Từ thập niên 1990, bà đã viết về nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em ở Mexico.

Người đánh cắp 2.085 tài liệu mật 

Theo các tài liệu cáo trạng, Anat Kamm (thành viên tích cực của phong trào cực đoan cánh tả) phục vụ trong quân đội Israel vào giai đoạn 2007-2009, đã lấy cắp tổng cộng 2.085 tài liệu mật các loại. Phần lớn những tài liệu này có liên quan đến các chiến dịch của quân đội Israel nhằm thủ tiêu các phần tử cực đoan người Palestine. Nhưng trên thực tế, Kamm đã lấy cắp tất cả những gì mà cô ta có thể tiếp cận.

 

anat_kamm_9.jpg
Anat Kamm

 

Năm 2007, mặc dù có lệnh cấm của Tòa án Tối cao Israel, đơn vị quân đội của thiếu tướng Yar Nave, nơi Anat Kamm làm việc, đã tiến hành việc càn quét những người Palestine. Biết sự thật này, Kamm đã copy các tài liệu khẳng định những hoạt động bất hợp pháp của Ban chỉ huy quân sự. Ban đầu, Kamm định trao số tài liệu quan trọng này cho một phóng viên của Yedioth Ahronoth, một tờ báo phổ thông nhất tại Israel. Tuy nhiên, tay phóng viên nhiều kinh nghiệm này ngay lập tức hiểu ra rằng, bộ phận kiểm duyệt về quân sự sẽ không bao giờ cho phép công bố những tài liệu tương tự như trên. Ông này còn khuyên Kamm nên ngay lập tức tới Viện Kiểm sát quân sự thú tội để hưởng lượng khoan hồng.

 

Sau đó, Kamm tiếp tục liên hệ với Uri Blau, khi đó đang là phóng viên của tờ Haaretz, người cũng nổi tiếng có quan điểm theo cánh tả. Blau tất nhiên cũng hiểu không thể vượt qua được các bước kiểm duyệt về quân sự. Anh ta quyết định “giở mánh”, lựa chọn trình lên xét duyệt một số tài liệu được đánh giá là “vô hại” do một nữ quân nhân lấy cắp được. Cái mánh này ban đầu đã thành công và bài báo được đăng. Nhưng, mọi chuyện ngay sau đó đã vỡ lở khi Blau quyết định thừa thắng đề xuất xin đăng những tài liệu quan trọng hơn.

 

Việc rò rỉ những tài liệu mật trên ngay lập tức thu hút sự quan tâm của Shin Bet (Cơ quan An ninh Israel) và cả Viện Kiểm sát quân sự. Những điều tra viên của họ không quá khó để nhanh chóng lần ra kẻ trộm cũng như tay phóng viên táo tợn. Anat Kamm đã biện minh cho chuyện lấy cắp của mình bằng lý do “chỉ muốn cho công luận hiểu được một số lĩnh vực nhất định trong hoạt động của quân đội tại những khu vực có người Palestine sinh sống”.

 

Ngay lập tức, các cơ quan bắt đầu theo dõi và bắt giam Anat Kamm tại nhà. Lệnh phong tỏa thông tin dành cho cô được bắt đầu. Từ đó, không ai nghe được một thông tin gì về Kamm, bản thân cô cũng không được viết một bài báo nào về đề tài này cho các phương tiện thông tin đại chúng, bất kể là trong nước hay nước ngoài. Các tờ báo và tạp chí của Israel hiện không có quyền đăng lại thông tin, cho dù đó là những trích dẫn từ các nguồn tin thế giới.

 

Nhiều tổ chức bảo vệ pháp luật đã tham gia vụ việc của Anat Kamm. Một vấn đề đã được đặt ra: Điều gì quan trọng hơn, an ninh quốc gia hay là tự do ngôn luận? Tổ chức Các nhà báo không biên giới  Pháp nhận định rằng: “Việc bảo vệ an ninh quốc gia là mục đích có tính luật pháp nhưng sự kiểm duyệt không thể được lợi dụng để giới quân sự Israel rũ bỏ trách nhiệm nếu họ đã phạm luật”. Sau đó, các phương tiện thông tin đại chúng của Israel đã phẫn nộ đấu tranh với sự phong tỏa thông tin bằng cách khác. Chẳng hạn, tờ nhật báo Ediot Ahronot đã đăng bài có tiêu đề “Cả thế giới viết về việc mà cơ quan mật vụ Israel mưu toan che giấu”. Trong bài đã in danh mục các phương tiện thông tin đại chúng mà độc giả có thể tiếp cận thông tin. Rồi ngay sau đó, họ đã đăng bài báo về vụ rắc rối quyền tác giả của một nữ nhà báo Mỹ mà những đoạn bị cấm đã bị tô đen.

 

Tại tòa án, lúc đầu Anat Kamm bị cáo buộc tội danh “hoạt động gián điệp và chuyển giao thông tin mật”. Sau này, tội danh hoạt động gián điệp được gỡ bỏ, thay vào đó nữ quân nhân trẻ bị buộc tội “Lưu giữ trái phép và chuyển giao thông tin mật cho người thứ ba”. Cha mẹ của nhà báo Anat là những người giàu có, vốn là sỹ quan và quân nhân trong quân đội Israel, đã thuê những luật sư giỏi nhất Israel để biện hộ cho con gái. Lúc đầu, Viện Kiểm sát đã đề nghị bản án 4 năm tù đối với Anat Kamm nhưng sau đó, tòa án đã giảm gần một nửa số năm tù cộng thêm 2 năm quản thúc tại gia.

 

Tác giả cuốn sách “Những tên quỷ Eden”    

Nữ nhà báo Mexico Lidya Kacho là người đấu tranh cho quyền bình đẳng và là người tích cực tham gia bảo vệ nhân quyền. Từ thập niên 1990, bà đã viết về nạn bạo hành phụ nữ và trẻ em ở Mexico. Trong thời kỳ đầu sự nghiệp của mình tại tờ báo Novedades de Cancunb, bà đã kể những câu chuyện về các cô gái Argentina và Cuba buộc phải làm nghề mại dâm. Sau đó, tờ báo Por Esto đã đăng các bài báo của bà về nạn cưỡng bức trẻ vị thành niên. Bài báo đã được lan truyền rộng rãi chuyện về một chủ khách sạn cưỡng bức các cô gái trẻ.

 

xt.jpg
Nhà báo Mexico Lidya Kacho

 

Vào đầu năm 2005, Lidya Kacho đã xuất bản cuốn sách “Những tên quỷ Eden: Người được che chở của sách ảnh khiêu dâm trẻ em”. Trong sách kết tội những doanh nhân và chính khách có ảnh hưởng như chủ ngành công nghệ du lịch Jan Sakkar Kury, chính khách Mexico Miguel Anheli Yuines và doanh nhân Kamel Nasif Borg trong việc bảo trợ cho sự phát triển công nghệ sách ảnh khiêu dâm trẻ em và mại dâm.

 

Lidya Kacho đã đưa ra những vật chứng của các nạn nhân và băng video làm chứng cớ tố cáo. Vài tháng sau khi buộc tội doanh nhân Kamel Nasif Borg, nữ nhà báo đã bị bắt giữ. Cảnh sát đã bắt Kacho ở Pueblo trong khi bà rời khỏi Centro Integral de Atención a las Mujeres in Cancún (CIAM) để làm việc với các nạn nhân của tội phạm tình dục. Theo lời kể của Kacho thì khi bị đưa đi, các nhân viên cảnh sát còn dọa dẫm sẽ trừng phạt nhanh chóng và dùng súng đe dọa bà. 2 tháng sau, các nhà báo Mexico đã nhận được cuốn băng trong đó doanh nhân Camel Borg và thị trưởng Pueblo đang bàn cách để trừng phạt Lidya Kacho.

 

Trong cuộn băng còn nói rằng, cần phải đánh và cưỡng bức người phụ nữ này trong tù. Nhưng chứng cứ này đã không được Tòa án Tối cao chấp nhận trước sự ngạc nhiên của dư luận. Sau quyết định đó, ông lãnh sự của Liên hợp quốc đã khuyên nữ nhà báo rời khỏi đất nước và đề nghị cư trú chính trị. Lidya Kacho đã xứng đáng được nhận giải thưởng “Fransisco Oheda” vì sự dũng cảm của nhà báo.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm