3 bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa hen suyễn cực hay và hiệu quả

QN
20/03/2020 - 15:25
3 bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa hen suyễn cực hay và hiệu quả
Từ xa xưa, ông bà ta đã có những hiểu biết nhất định về bệnh hen suyễn. Vì vậy, cho dù hiện nay các phương pháp điều trị hen suyễn hiện đại đang là sự lựa chọn hàng đầu, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có rất nhiều bài thuốc dân gian được sử dụng kết hợp để hỗ trợ chữa hen suyễn hay và hiệu quả.

Không chỉ đến thời điểm hiện tại chúng ta mới có sự hiểu biết về bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản), mà từ rất lâu trước kia ông bà ta đã có những nghiên cứu về căn bệnh này. 

Vì vậy, trong kho tàng y học cổ truyền của dân tộc có rất nhiều những bài thuốc khác nhau có thể được dùn để hỗ trợ chữa hen suyễn.

1. Những bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa hen suyễn hiệu quả

Có khá nhiều các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa hen suyễn khác nhau còn được lưu truyền cho đến hiện nay, tùy thuộc vào thể bệnh mà bệnh nhân mắc là gì mà sẽ có sự lựa chọn phương thuốc phù hợp với cơ chế bệnh sinh theo y học cổ truyền.

1.1. Bài thuốc 1

- Bài thuốc cụ thể: Để thực hiện bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này, người bệnh sử dụng hạt tía tô 8g, bán hạ 8g, lá dâu tằm 12g, hạt ý dĩ 12g. Đem tất cả nguyên liệu sắc trong 750ml nước, lấy 200ml nước thuốc, chia làm hai lần sử dụng vào buổi sáng và buổi chiều. 

- Công dụng bài thuốc: Thanh nhiệt, chống dị ứng, giáng khí, bình suyễn.

- Đối tượng sử dụng: Người bệnh mắc bệnh thể phong nhiệt. Biểu hiện bệnh bằng các triệu chứng như ho, khó thở, khò khè, đờm vàng, có thể có sốt, khát nước, lưỡi đỏ,...

  • Tham khảo thêm

    Thở khò khè là bệnh gì?

1.2. Bài thuốc 2

- Bài thuốc cụ thể: Nguyên liệu của bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này bao gồm hạt tía tô 8g, bán hạ 8g, nhục quế 12g, hạt ý dĩ 12g. Đem nguyên liệu của bài thuốc trên sắc với 700ml nước, lấy 200ml nước thuốc chia làm hai lần sử dụng sáng, chiều.

- Công dụng bài thuốc: Bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này có công dụng giáng khí bình suyễn, tán hàn, chống dị ứng, trừ đàm thấp.

- Đối tượng sử dụng: Những người mắc hen suyễn thể phong hàn là đối tượng sử dụng của bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này. Thể bệnh phong hàn thường đặc trưng bởi các triệu chứng khó thở, tức ngực, ho đàm trắng hoặc trong, bệnh khỏi phát sau khi bị lạnh, sợ gió sợ lanh, tiểu trong, rêu lưỡi trắng,...

  • Tham khảo thêm

    Cách kiểm soát cơn ho, khó thở 

1.3 Bài thuốc 3

- Bài thuốc cụ thể: Hạt tía tô 8g, hạt ý dĩ 12g, hạt củ cải 10g, trần bì 6g là những nguyên liệu cần thiết để bệnh nhân thực hiện bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh hen suyễn này. Tất cả các vị thuốc chuẩn bị đem sắc với 700ml nước, lấy 200ml nước thuốc chia đôi hai lần sử dụng sáng chiều.

- Công dụng bài thuốc: Bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này có công dụng giáng khí, bình suyễn, tiêu đàm.

- Đối tượng sử dụng: Bài thuốc hỗ trợ chữa hen suyễn này được sử dụng cho bệnh nhân mắc thể bệnh phong đàm, đặc trưng bởi các triệu chứng khó thở, khò khè, tức ngực, ho khạc nhiều đàm nhớt, đôi khi có ói ra đàm,...

2. Lưu ý khi sử dụng các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa hen suyễn

Mặc dù có hiệu quả khá tốt trong hỗ trợ chữa hen suyễn cho bệnh nhân, nhưng để an toàn và đạt tác dụng điều trị tốt nhất thì người bệnh nên lưu ý một số điểm sau đây:

- Các bài thuốc trên chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa hen suyễn, không có tác dụng thay thế các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. Vì thế việc tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị của bác sĩ là cực kỳ cần thiết.

- Sử dụng các bài thuốc dân gian chữa hen suyễn có thể cần thời gian dài hơn mới thấy được hiệu quả so với khi sử dụng thuốc tân dược. Do vậy người bệnh cần có kiên trì khi uống thuốc.

- Cần có chế độ bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường thể chất cho bệnh nhân, có chế độ luyện tập thích hợp, và giữ tâm lý người bệnh luôn ổn định.

- Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng có thể làm cho bệnh hen trở nên nặng hơn hoặc khởi phát cơn hen cấp tính.

Có thể thấy rằng việc sử dụng các bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị hen là một lựa chọn có thể được xem xét cho người bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng các bài thuốc này cần cẩn trọng và nên diễn ra dưới sự theo dõi của bác sĩ có chuyên môn về y học cổ truyền.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm