pnvnonline@phunuvietnam.vn
3 bước chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát
- 1. Bước 1: Đo huyết áp tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát sơ bộ
- 2. Bước 2: Tính huyết áp trung bình để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác
- 2.1. Theo dõi huyết áp 24 giờ để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát
- 2.2. Đo huyết áp tại nhà
- 3. Bước 3: Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt
Tăng huyết áp nguyên phát là căn bệnh tiến triển thầm lặng trong thời gian dài mà thường không có triệu chứng rõ ràng. Nếu bệnh diễn biến nặng, nó có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như suy thận, suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, đột quỵ,.. Do đó mọi người cần thăm khám chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh kịp thời. Thông thường, chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát bao gồm 3 bước cơ bản sau:
1. Bước 1: Đo huyết áp tại các cơ sở y tế để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát sơ bộ
Huyết áp thường được đo bằng một thiết bị được gọi là huyết áp kế, bao gồm ống nghe, vòng bít cánh tay, vòng quay, máy bơm và van. Ngày nay, các thiết bị đo huyết áp điện tử có cảm biến và màn hình kỹ thuật số cũng được sử dụng khá phổ biến. Bạn có thể kiểm tra chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác bằng cách đo huyết áp.
Bạn có thể đo huyết áp tại bệnh viện, phòng khám tư nhân hoặc các hiệu thuốc. Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn và hỗ trợ bạn đo huyết áp để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác nhất. Bạn sẽ được yêu cầu:
- Ngồi xuống với tư thế thoải mái, tựa lưng và không bắt chéo chân ít nhất 5 phút trước khi kiểm tra.
- Đưa 1 cánh tay ra sao cho cánh tay ngang với tim. Cánh tay sẽ được đỡ ở vị trí này bằng đệm hoặc tay ghế.
- Cởi bỏ áo ngoài hoặc xắn tay áo cao lên để nhân viên quấn vòng bít quanh cánh tay của bạn.
- Vòng bít được bơm lên để hạn chế lưu lượng máu trong cánh tay. Bạn sẽ cảm thấy cánh tay bị siết chặt nhưng chỉ kéo dài vài giây.
- Áp suất trong vòng bít được giải phóng từ từ. Huyết áp kế sẽ cảm nhận được rung động trong động mạch và hiển thị trị số. Áp suất trong vòng bít được ghi lại tại 2 thời điểm khi dòng máu bắt đầu lưu thông lại trong cánh tay.
Bạn thường biết kết quả của mình ngay lập tức. Các nhân viên y tế sẽ giải thích kết quả cho bạn. Nếu huyết áp bình thường, chứng tỏ bạn khỏe mạnh, quá trình chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát sẽ kết thúc.
Nếu huyết áp của bạn cao hơn bình thường, bác sĩ sẽ tiếp tục bước 2, yêu cầu bạn theo dõi huyết áp 24 giờ hoặc đo huyết áp tại nhà để chẩn đoán chính xác bạn có bị cao huyết áp hay không.
2. Bước 2: Tính huyết áp trung bình để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác
2.1. Theo dõi huyết áp 24 giờ để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát
Huyết áp có thể dao động trong ngày. Đôi khi sự căng thẳng, lo lắng khi gặp bác sĩ cũng có thể làm huyết áp tăng cao. Do đó, chỉ số huyết áp tăng trong 1 lần kiểm tra không chứng minh bạn bị cao huyết áp.
Nếu bạn có chỉ số huyết áp cao trong lần đo chẩn đoán bệnh huyết áp nguyên phát. Bạn sẽ được yêu cầu thực hiện theo dõi huyết áp 24 giờ bằng một thiết bị chuyên dụng là máy theo dõi huyết áp lưu động. Hay nó còn được gọi là Holter huyết áp. Máy rất gọn nhẹ, có thể mang theo người mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Ban ngày mày sẽ đo huyết áp 15 - 30 phút một lần. Ban đêm máy sẽ đo 30 - 60 phút một lần.
Sau 24 giờ, bác sĩ sẽ in ra 1 bảng kết quả đo và biểu đồ huyết áp dao động trong ngày. Từ đó bác sĩ có thể xác nhận bạn có bị cao huyết áp liên tục hay không và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác.
2.2. Đo huyết áp tại nhà
Giống như theo dõi huyết áp 24 giờ, đo huyết áp tại nhà cũng giúp phản ánh tình trạng huyết áp của bạn chính xác hơn. Bạn có thể dễ dàng mua máy đo huyết áp tại nhà tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng bán dụng cụ y tế. Các bước đo huyết áp tại nhà cũng tương tự như các bước đo huyết áp tại các cơ sở y tế.
Bạn cần đo huyết áp của mình 2 lần/ngày, thường là vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần đọc 2 lần, cách nhau 1 phút. Thực hiện đo huyết áp 1 tuần, vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Ghi lại kết quả mỗi lần đo. Cung cấp kết quả này cho bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ dựa vào đó để tính trị số huyết áp trung bình và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát chính xác. Quan trọng là đảm bảo bạn sử dụng huyết áp kế đúng cách.
Bạn có thể Điều trị tăng huyết áp tại nhà như thế nào? Cần lưu ý gì?
3. Bước 3: Xét nghiệm chẩn đoán phân biệt
Nếu sau bước 2, bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp, bấc sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và hỏi bạn về lịch sử y tế để loại trừ các tình trạng có thể làm tăng huyết áp liên tục. Chẳng hạn như thuốc và tác dụng phụ của thuốc, bệnh suy thận, bệnh cường giáp,.....
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát phân biệt khác. Vì huyết áp có mối liên hệ chặt chẽ với chức năng tim và thận. Nên các xét nghiệm dưới đây có thể giúp xác định nguyên nhân và biến chứng liên quan của bệnh.
- Điện tâm đồ (EKG):
Điện tâm đồ là một xét nghiệm khá đơn giản và nhanh chóng để đánh giá nhịp tim của bạn. Nhịp tim bất thường có thể gây ra huyết áp cao. Tương tự như vậy, tăng huyết áp có thể tạo ra những thay đổi lâu dài dẫn đến bất thường nhịp tim.
- Siêu âm tim:
Bác sĩ có thể kiểm tra chức năng tim bằng các siêu âm để quan sát tim khi nó đập. Huyết áp cao quá mức có thể tạo ra những bất thường có thể được xác định bằng siêu âm tim. Và một số bất thường về chức năng tim có thể tạo ra huyết áp cao.
- Siêu âm thận và mạch máu:
Nếu bác sĩ nghi ngờ tăng huyết áp có liên quan đến lưu lượng máu hoặc vấn đề ở thận. Thì siêu âm là một xét nghiệm chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát hữu ích. Chẳng hạn, huyết áp cao do một hoặc nhiều mạch máu bị hẹp quá mức có thể được đánh giá bằng siêu âm.
- CT Scan hoặc MRI:
Nếu bác sĩ nghi ngờ khối u là nguyên nhân gây ra huyết áp cao, bạn có thể cần phải làm xét nghiệm hình ảnh để chẩn đoán bệnh tăng huyết áp nguyên phát. Chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI. Chúng thường được áp dụng để đánh giá thận hoặc tuyến thượng thận.
Nguồn tham khảo: https://www.webmd.com/hypertension-high-blood-pressure/guide/whypertension-diagnosing-high-blood-pressure#2