3 cách cực kỳ đơn giản để đối phó với mũi khô

17/04/2016 - 17:29
Mũi khô không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng, nhưng gây khó thở và đau rát. Những cách đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị triệu chứng khó chịu này.

1. Dầu dừa

Dầu dừa là nguyên liệu tự nhiên, đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả bất ngờ.

Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê dầu dừa tinh khiết, bông băng gạc, một bát nhỏ.

Thực hiện: cho một thìa cà phê dầu dừa vào  bát nhỏ, cho vào lò vi sóng cho đến khi dầu dừa đủ mềm để sử dụng (khoảng 10 giây).  Sau đó, lấy bông thấm đẫm dầu dừa và chấm vào sâu trong lỗ mũi. Nên thực hiện cách này 3 lần mỗi ngày và đặc biệt phải thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ.

2. Xông mũi bằng nước nóng

Hơi nước sẽ giúp bạn giảm các cơn đau do khô rát mũi bằng cách làm ẩm niêm mạc. Phương thức này có thể kết hợp hoàn hảo với cách trên.

Chuẩn bị: một bát to, nước sôi và một khăn mặt.

Thực hiện: đổ một cốc nước sôi vào bát, đặt khuôn mặt của bạn lên trên bát, không nên đặt quá gần để tránh bị bỏng. Phủ chiếc khăn đã chuẩn bị lên đầu của bạn để cản hơi nước bay đi. Hít thở sâu trong vòng 5 đến 10 phút. Sau 15 phút, áp dụng liệu pháp dầu dừa ở trên.

Nếu bạn không có thời gian thực hiện cách này, hít hơi nóng từ một tách trà hay khi tắm nước nóng cũng khả thi.

3. Tinh dầu hạnh nhân và gel lô hội

Tinh dầu hạnh nhân là chất làm mềm tự nhiên, nó được sử dụng như kem dưỡng ẩm giúp vùng da nhạy cảm trong mũi trở nên mềm hơn, giảm nguy cơ bị khô nứt. Nó cũng giúp giảm sự bay hơi. Còn gel lô hội cùng giống như tinh dầu hạnh nhân có thể làm ẩm một cách nhanh chóng đồng thời cung cấp độ ẩm lâu dài.

Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê tinh dầu hạnh nhân, 1/4 thìa cà phê gel lô hội.

Thực hiện: Trộn đều dầu hạnh nhân với gel lô hội. Dùng hỗn hợp lau nhẹ nhàng lên lỗ mũi của bạn bằng tăm bông.

Mách nhỏ:

- Nếu bạn bị khô mũi khô họng do thời tiết hanh khô, tốt nhất là bạn nên bổ sung độ ẩm cho không khí để vấn đề không trở nên nghiêm trọng hơn.

- Nếu bạn bị khô mũi do cảm lạnh, hãy sử dụng một chai nước muối để cung cấp thêm độ ẩm cho niêm mạc.

- Cơ thể không đủ nước cũng là nguyên nhân gây ra chứng khô mũi, vì vậy bạn nên uống nước đầy đủ và thường xuyên.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm