3 hình ảnh truyền cảm hứng của Marie Curie

08/09/2015 - 17:11
Cuộc đời của Marie Curie mãi mãi là hình ảnh đầy cảm hứng về cuộc đời, cống hiến của một nhà khoa học tận tụy, một người phụ nữ kiên cường sau tất cả những danh vọng và khổ đau của cuộc đời mình.
Marie Sklodowska Curie (1867 – 1934) là nhà vật lý, nhà hóa học Ba Lan nổi tiếng với các nghiên cứu tiên phong về phóng xạ. Marie Curie là người phụ nữ đầu tiên giành được giải thưởng Nobel, là người phụ nữ duy nhất cho đến ngày nay được vinh danh với hai giải Nobel trong hai lĩnh vực vật lý và hóa học. Bà là nữ giáo sư đầu tiên tại trường Đại học Paris và là “Người phụ nữ truyền cảm hứng nhất trong khoa học” theo Tạp chí New Scientist.
1.
Nhà khoa hc tn ty
“Tôi nm trong s nhng người nghĩ rng khoa hc có v đp tuyt vi. Mt nhà khoa hc trong phòng thí nghim cũng ging như mt đa tr đi mt vi hin tượng t nhiên l lm và thú v, như th chúng là nhng câu chuyn c tích”
Hàng trăm năm sau khi Marie Curie đoạt giải Nobel Hóa học về phóng xạ, thế giới vẫn được hưởng lợi từ những kiến thức và trí tuệ của bà. Thế nhưng với Marie, bà đơn giản chỉ là một đứa trẻ ham thích khám phá những điều thú vị trong thế giới khoa học. Bất cứ khi nào nói đến khoa học, bà đều nói với sự phấn khích của một đứa trẻ rằng “Tất cả cuộc sống của tôi thông qua những phát hiện mới trong nghiên cứu làm tôi vui mừng như một đứa trẻ” hay “Không có gì trong cuộc sống đáng để sợ hãi. Đó chỉ là những điều chưa được tìm hiểu và giải thích. Đây là thời gian để chúng ta thêm hiểu biết và bớt sợ hãi”. Khi gặp những rắc rối trong đời sống riêng khiến Marie không thể tập trung vào nghiên cứu, trong thư gửi chị gái Marie Curie chia sẻ đau khổ “Em đã quá quen với việc phát triển những ý tưởng như một đứa trẻ nhưng giờ em hoàn toàn tuyệt vọng mà không thể được an ủi”. Nghiên cứu khoa học đã trở thành cuộc sống của Marie Curie. 4 tuổi biết đọc, lúc nào cũng đứng đầu lớp ở tất cả các môn khoa học. 11 tuổi mẹ mất, Marie lại càng cố gắng học thật tốt, học quên ăn quên ngủ. Đỗ thủ khoa đại học Paris nhưng không có tiền theo học, Marie cố gắng làm việc kiếm tiền đến suy nhược để thi đỗ đầu một lần nữa ở trường đại học Sorbonne. Trong suốt cuộc đời mình, Marie Curie vẫn giữ niềm đam mê với khoa học như một đứa trẻ trước những điều lạ lẫm và kì thú, trở thành người phụ nữ như tạp chí nổi tiếng của Pháp Le Journal đã viết “Ngọn lửa đam mê khoa học đã luôn thắp sáng trong trái tim của Marie Curie, nhà khoa học tận tụy, người vợ và người mẹ của những đứa trẻ.

Marie Curie với ngọn lửa đam mê khoa học luôn thắp sáng

2. Người ph n trong gia đình
“Tôi thường xuyên nhn được câu hi, đc bit t nhng người ph n, rng làm thế nào đ có th dung hòa cuc sng gia đình vi s nghip khoa hc. Vâng, điu đó thc s không d dàng”
Năm 1894, Marie gặp Pierre, nhà khoa học thiên tài mà cô vẫn ngưỡng mộ. Pierre từng có quan điểm, phụ nữ không thể trở thành nhà khoa học. Nhưng đã vô cùng ngạc nhiên trước hiểu biết của Marie, một năm sau, họ chính thức trở thành vợ chồng. Sau đó, hai nhà vật lý hầu như không bao giờ rời khỏi phòng thí nghiệm. Họ chia sẻ sở thích, những chuyến đi xe đạp dài ngày khắp nước Pháp, Marie có những trang hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình. Khó khăn thật sự bắt đầu với sự ra đời của bé Irène “Một vấn đề thật sự nghiêm trọng rằng làm thế nào để chăm sóc Irène bé nhỏ mà không bỏ lại sự nghiệp nghiên cứu khoa học. Từ bỏ khoa học thật sự sẽ là sự từ bỏ đau đớn với tôi. Pierre thậm chí không muốn nghĩ đến khả năng đó. Anh ấy ủng hộ tôi bằng tất cả những gì có thể để tôi vừa làm vợ, làm mẹ, vừa là một nhà khoa học”. Vậy là sau sự ra đời của Irène, người phụ nữ có hai bằng thạc sĩ hóa học và vật lý lần đầu tiên tìm kiếm giấy chứng nhận cho khóa học phụ nữ trẻ làm mẹ. Những người bạn của gia đình kể lại rằng, Marie đã lưu giữ lại hồ sơ tất cả các giai đoạn phát triển của con gái với một sự chăm sóc tỉ mỉ như cách mà cô vẫn theo dõi các thử nghiệm của mình. Theo cách đó, sự ra đời của hai cô con gái Irene và Eva năm 1897 và 1904 đã không làm gián đoạn công việc khoa học chuyên sâu của Marie, thậm chí đưa bà đến với những thành tựu rực rỡ nhất cuộc đời mình khi nhận hai giải: Nobel Vật lý năm 1903 và Nobel Hóa học năm 1911. Sau này, cô con gái lớn Irène Curie đã trở thành nữ khoa học và nhận một giải Nobel hóa học năm 1935 - một năm sau khi mẹ cô - Marie Curie qua đời, còn Eva đã trở thành nhà văn với một cuốn tiểu sử viết về mẹ.
3. Không thay đi vì danh vng
“Tôi đã quên nhng gì mình đt được, tôi ch nhìn thy nhng gì mình cn hoàn thành”
Viết về Marie Curie, Albert Einstein luôn bày tỏ sự kính trọng trước tính cách giản dị, ý chí kiên cường của người phụ nữ “Marie Curie là mt trong rt ít người mà danh tiếng đã không bao gi làm hng con người bà” . Eva Curie trong cuốn tiểu sử viết về mẹ mình đã viết: “Điều lạ lùng là tôi cảm nhận, ý tưởng mình là một nhà khoa học nổi tiếng chưa bao xâm chiếm tâm trí mẹ”. Với Marie Curie, danh vọng từ những thành tựu trong khoa học không phải là điều bà tìm kiếm, người phụ nữ đoạt hai giải Nobel vẫn chỉ luôn nghĩ đến những điều cô chưa hoàn thành. Marie Curie làm việc cho đến cuối đời và qua đời vì những ảnh hưởng của phóng xạ từ chính những nghiên cứu của mình. Bà là người phụ nữ đầu tiên được yên nghỉ trong nghĩa trang mái vòm nổi tiếng dành cho những vĩ nhân ở Pantheon, Paris vì những cống hiến trong suốt cuộc đời mình.
  • Bà là người phụ nữ đầu tiên của châu Âu nhận học vị tiến sĩ khoa họ
  • Năm 1903, bà là người phụ nữ đầu tiên giành giải thưởng Nobel vật lý
  • Bà là nữ giảng viên, nữ giáo sư đầu tiên đứng đầu Phòng thí nghiệm tại Đại học Sorbonne, Paris.
  • Năm 1911, bà đã làm nên một thành tích chưa từng có với giải Nobel thứ hai trong hóa họ Bà là người đầu tiên giành hai giải thưởng Nobel.
  • Cùng với con gái Irene Joliot – Curie, Marie Curie là người mẹ đầu tiên có con gái cũng đoạt giải Nobel.
  • Bà là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ phóng xạ cho hiện tượng này

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm