4 cách tiêu tiền gây lãng phí

BẢO ANH.
17/08/2022 - 19:00
Muốn thúc đẩy tiết kiệm, một trong những nơi tốt nhất để bạn bắt đầu chính là xem xét thói quen chi tiêu của mình và nhận biết khi nào bản thân đang có những khoản chi khi không cần thiết. Khi số tiền này được điều chỉnh và đưa đến quỹ khẩn cấp hoặc tiết kiệm, đầu tư, tình hình tài chính của bạn sẽ có nhiều khác biệt.

Leslie Tayne, một luật sư xử lý nợ tại Tayne Law Group, cho biết: “Một trong những lỗi phổ biến nhất mà khách hàng của tôi thường gặp trong vấn đề tài chính là chi tiêu cho những thứ không cần thiết. Bằng cách phá bỏ thói quen chi tiêu cho những thứ bạn không cần, sẽ có sự thay đổi lớn đến với bạn”.

Dưới đây là 5 cách lãng phí tiền bạc mà nhiều người mắc phải và và cách tránh những sai lầm tốn kém này.

1. Thanh toán thẻ tín dụng khi đủ khả năng chi trả hoặc chỉ thanh toán số tối thiểu

Nếu bạn có đủ khả năng, hãy thanh toán hết số tiền hoặc thanh toán nhiều nhất có thể thay vì quẹt thẻ và để lại hoàn toàn phần nợ cho ngày mai. Khi bạn chỉ thực hiện các khoản thanh toán tối thiểu và để số dư tồn hàng tháng, bạn sẽ phải trả một mức lãi suất cao và nợ thẻ tín dụng tăng nhanh chóng.

“Nợ lãi suất cao sẽ nhanh chóng hình thành và có thể vượt khỏi tầm kiểm soát”, Tayne nói.

Nếu bạn có khoản nợ khác ngoài khoản nợ thẻ tín dụng, hãy ưu tiên khoản nợ có lãi suất cao nhất. Đặc biệt với khoản nợ có lãi suất ở mức hai con số, bạn càng cần đẩy mạnh hoạt động trả nợ. Trong trường hợp bạn không có khả năng trả nhiều hơn mức tối thiểu, hãy đảm bảo rằng bạn ít nhất phải trả những gì bạn có thể khi hóa đơn đến hạn.

2. Dành quá nhiều cho các khoản chi theo cảm xúc

Chi tiêu theo cảm xúc thường xảy ra theo dịp và phổ biến là vào những lúc chúng ta đang tìm kiếm sự thoải mái. Và dù là cảm xúc tích cực hay tiêu cực, thói quen chi tiêu theo cảm xúc đều có thể gây tai hại cho tình hình tài chính của bạn.

Tất nhiên, sẽ có lúc bạn muốn vỗ về bản thân và mua một thứ gì đó mới bởi đó là bản chất con người. Nhưng nhớ rằng cảm xúc luôn thay đổi và bạn không nên trao cho chúng quyền lái cuộc đời mình.

Nếu các khoản chi theo cảm xúc đang khiến bạn hao mòn ví hay thậm chí là nợ nần, điều đó thực sự không ổn. Thay vì cố gắng át đi mọi thôi thúc cảm xúc, hãy cố gắng chi tiêu cho những khoản nhỏ hoặc điều gì đó cụ thể mà bạn đã lập ngân sách từ trước.

Và nếu bạn muốn ăn mừng một chiến thắng như được thăng chức hoặc tăng lương, hãy thử tưởng tượng xem bạn sẽ thấy thế nào sau vài ngày vung tiền cho một bữa tối thịnh soạn. Nếu bạn cảm thấy vẫn ổn và ngân sách dư dả, bạn có thể thực hiện khoản chi đó. Nếu có điều gì đó không ổn, hãy dừng lại.

Để giảm bớt sự cám dỗ chi tiêu, hãy xóa các ứng dụng mua sắm khỏi điện thoại của bạn và hủy đăng ký nhận email của các nhà bán lẻ. Trước khi mua hàng, hãy viết chúng ra giấy cùng với giá, đợi 48 giờ trước khi quyết định để đảm bảo rằng bạn thực sự cần nó, không phải mua sắm bốc đồng. Nếu bạn nhanh chóng quên mặt hàng đó, rất có thể bạn không thực sự cần món đồ đó mà chỉ đơn giản là muốn một cách để xoa dịu bản thân vào thời điểm đó.

3. Thanh toán thẻ thành viên mà không sử dụng

Trước khi quyết định chi tiền, bạn nên cân nhắc thử miễn phí sản phẩm đó. Khi việc đăng ký dịch vụ trở nên dễ dàng, bản dùng thử miễn phí có thể dễ bị lãng quên. Hãy đánh giá lại xem các khoản đăng ký bạn đang chi trả có thực sự xứng đáng hay không. Đó có thể là thẻ thành viên phòng tập thể dục, dịch vụ truyền hình cáp, điện thoại cố định… hoặc bất cứ thứ gì mà bạn không sử dụng hoặc không sử dụng hết.

4. Chi tiêu cho bằng bạn bằng bè

Tayne nói: “Chi tiêu cho bằng bạn bằng bè hoặc sống vượt quá khả năng của mình để tô bóng cho bản thân là một trong những cách phổ biến mà mọi người đang lãng phí tiền bạc. Bạn rất dễ cảm thấy bị áp lực khi thấy mình phải mua thứ gì đó bởi những người khác xung quanh đã có chúng”.

Tâm lý so sánh bản thân với người khác là lý do lớn khiến nhiều người mắc nợ. Việc tránh so sánh cuộc sống của bạn với những người khác trong một thế giới có nhiều phương tiện truyền thông xã hội như này không phải điều dễ dàng nhưng hãy cố gắng sống thật với bản thân, lối sống và ngân sách của bạn. Tayne nói: “Không có hai mục tiêu tài chính nào giống nhau vì con đường để đạt được mục tiêu đó có thể rất khác nhau”.

Mọi người đều đến từ những con đường khác nhau, nhưng những gì người hàng xóm của bạn cần để đạt được một cột mốc tài chính của họ có thể sẽ khác với những gì bạn cần và ngược lại. Hãy giữ vững mục tiêu, nhu cầu và ưu tiên cá nhân của bạn bởi đó là cách tốt giúp bạn tiết kiệm tiền và có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm