4 lời khuyên để ngừng cãi nhau về tài chính trong quan hệ vợ chồng

Hong Tran
23/12/2020 - 15:22
4 lời khuyên để ngừng cãi nhau về tài chính trong quan hệ vợ chồng
Rất nhiều cặp vợ chồng thường xuyên tranh cãi các vấn đề tài chính, đặc biệt là các cặp vợ chồng mới cưới. Vậy làm thế nào để ngừng tranh cãi về tài chính?

Khi kết hôn, cách bạn xử lý tài chính của mình có thể sẽ thay đổi. Mặc dù lẽ ra bạn nên thảo luận về tài chính cá nhân cũng như các mục tiêu tài chính cho tương lai với vợ/chồng trước khi kết hôn, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng xảy ra.

Điều này có nghĩa là có thể sẽ có lúc hai bạn mâu thuẫn về vấn đề tài chính, hoặc do quan điểm khác nhau về cách thực hiện mọi thứ về tài chính, hoặc thậm chí có thể vì hai bạn không tương thích về tài chính.

4 lời khuyên để ngừng cãi nhau về tài chính trong quan hệ vợ chồng - Ảnh 1.

Tài chính là một trong những nguyên nhân phần lớn gây nên các cuộc tranh cãi. Ảnh minh họa

Hãy làm theo 4 mẹo sau để ngừng tranh cãi về vấn đề tài chính và tránh những vấn đề tài chính có thể dẫn đến ly hôn.

1. Lắng nghe bạn đời

Nếu một trong hai người gặp khó khăn trong việc bám sát ngân sách của mình, thì có thể đã đến lúc ngồi xuống và tìm ra lý do tại sao ngân sách không phù hợp với bạn và bắt đầu xây dựng kế hoạch bám sát ngân sách.

Vợ/chồng của bạn có cảm thấy rằng bạn thiết lập ngân sách hoặc các hạng mục không hợp lý không? Bạn đã quyết định ngân sách mà không có sự đồng ý của đối phương? Hay ngân sách bạn tạo ra cho gia đình mới của mình chỉ đơn giản là không thực tế?

Đó là lúc bạn nên trò chuyện với bạn đời về cách tốt nhất để hình thành ngân sách, bao gồm cả số tiền để phân bổ cho các cửa hàng tạp hóa, ăn uống, quần áo và các thú vui khác. Đừng quên lập ngân sách để bổ sung quỹ khẩn cấp, điều này cần thiết cho bất kỳ ngân sách khả thi nào.

4 lời khuyên để ngừng cãi nhau về tài chính trong quan hệ vợ chồng - Ảnh 2.

Hãy chia sẻ thắng thắn và lắng nghe bạn đời để cùng tránh những hiểu lầm. Ảnh minh họa

Bạn cũng nên bàn bạc về cách giải quyết các vấn đề khác có thể nảy sinh, chẳng hạn như sửa chữa nhà, nợ thẻ tín dụng hoặc phải làm gì nếu cha mẹ bạn cần tiền. Mỗi người cũng nên có một khoảng chi tiêu cho riêng mình - như ăn uống với bạn bè hay cho các sở thích cá nhân.

2. Đồng thuận về các giao dịch lớn

Điều quan trọng là cả hai đều phải cùng đưa ra quyết định với các giao dịch mua giá trị lớn hơn, chẳng hạn như ô tô, du lịch.... Có thể một trong hai bạn cảm thấy món đồ đó là cần thiết lúc này, hoặc muốn đầu tư vào một phương án đắt tiền hơn để tiết kiệm tiền về lâu dài. Hãy thử làm theo quy tắc chỉ thực hiện khi cả 2 đã đồng ý về các giao dịch này.

Nếu bạn phản đối, hãy tự hỏi mình tại sao. Bạn có thể trả bằng tiền mặt không? Nhìn chung, bạn chỉ muốn chi tiêu ít tiền hơn? Hãy dành thời gian giải thích và lắng nghe lẫn nhau cho đến khi bạn có thể giải quyết những khác biệt của mình.

3. Nghĩ về tương lai và mục tiêu chung

Nếu bạn đời của bạn không thấy cần phải lo lắng về việc nghỉ hưu hoặc khi nào cần mua ngôi nhà đầu tiên, điều đó có thể gây khó chịu cho những người thích lập kế hoạch như bạn. Do vậy, bạn có thể cần bắt đầu bằng cách hỏi những câu hỏi cụ thể về tương lai, chẳng hạn như kế hoạch mua nhà và tiết kiệm để nghỉ hưu.

4 lời khuyên để ngừng cãi nhau về tài chính trong quan hệ vợ chồng - Ảnh 3.

Hãy đặt ra mục tiêu chung cho cả hai - đặc biệt là các mục tiêu lớn. Ảnh minh họa

Một số người không phải là người lập kế hoạch, nhưng một khi họ nhận ra rằng ngân sách sẽ giúp họ đạt được mục tiêu, họ sẵn sàng làm việc với ngân sách hơn. Bạn có thể minh họa cách tiết kiệm cho tương lai sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho bạn đời và cùng bạn đời lên kế hoạch cho các mục tiêu tài chính trong tương lai.

4. Giải trình chi tiêu

Một trong những điều quan trọng để quản lý tiền bạc mà không gây tranh cãi là cả hai phải có cùng mục tiêu hướng đến. Do vậy, cả hai cần có trách nhiệm giải trình, cả với ngân sách của bạn và ngân sách chung của cả hai.

Một cách để làm điều này là sử dụng ứng dụng tài chính hoặc ngân sách trên điện thoại của bạn và đồng bộ hóa với điện thoại của vợ / chồng bạn, chẳng hạn như ứng dụng Honeydue.

Cách này cũng giúp cho cả bạn và bạn đời có tiền để chi tiêu cho những thứ thuộc sở thích cá nhân mà không cần phải giải thích những khoản mua sắm đó với đối phương.

Theo: Thebalance

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm