Ăn nhiều thịt đỏ: Theo nghiên cứu của các chuyên gia người Mỹ, phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều thịt đỏ sẽ có nguy cơ bị tiểu đường. Đây là bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Thực tế, trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị béo phì sau này cao hơn những trẻ khác.
Lạm dụng điện thoại: Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đến từ Đại học Yale (Mỹ), thường xuyên sử dụng điện thoại trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của bào thai, cả về trí tuệ lẫn thể chất; nó có thể khiến các bé sinh ra có nguy cơ mắc chứng rối loạn hành vi, hiếu động quá mức hoặc gặp khó khăn trong giao tiếp, kiềm chế cảm xúc... Vì thế trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên giảm thời gian sử dụng điện thoại, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và mỗi lần nói chuyện không nên quá 30 phút. Đặc biệt, khi đang sạc pin điện thoại, bạn không nên dùng điện thoại và không nên để điện thoại trên giường ngủ của bạn.
Bà bầu lạm dụng điện thoại sẽkhông tốt cho thai nhi |
Nằm ngửa khi ngủ: Ít ai ngờ tư thế ngủ khi mang thai lại có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bào thai. Theo các bác sĩ sản khoa thì bà bầu nằm sấp hoặc ngửa khi ngủ, không tốt cho cả mẹ và bé vì đây là tư thế ngủ khiến lượng oxy cung cấp cho bào thai bị hạn chế. Hơn nữa, nằm ngửa khi mang thai, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ, khi kích thước thai nhi ngày càng tăng, sẽ chèn ép cột sống của mẹ, hạn chế quá trình lưu chuyển máu đến thai nhi. Thậm chí, theo một nghiên cứu kéo dài 5 năm của các chuyên gia người Australia, bà bầu nằm ngửa thường xuyên khi ngủ, sẽ làm tăng nguy cơ thai lưu lên gấp 6 lần. Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi là nằm nghiêng sang trái, giữ cho đầu gối và chân hơi co. Tư thế này giúp tim hoạt động tích cực nhất và tăng lượng máu cũng như dưỡng chất đến thai nhi. Đồng thời, cũng giúp giảm đau đớn, khó chịu cho bà bầu, để có giấc ngủ sâu và ngon hơn.
Ăn cho hai người: Trong giai đoạn thai kỳ, không ít mẹ bầu có thói quen ăn quá nhiều, vì quan niệm “ăn cho hai người”. Tuy nhiên, theo khoa học thì đây là thói quen có hại, nó dễ làm giảm chỉ số IQ ở thai nhi, tăng nguy cơ rối loạn chức năng ăn uống, dễ béo phì và tác động xấu đến tâm lý của trẻ sau này. Những đứa trẻ được sinh ra bởi những bà mẹ ăn nhiều trong giai đoạn mang thai cũng dễ có nguy cơ bị ảnh hưởng khả năng phát triển trí tuệ và chức năng tâm lý. Do đó, nếu cơ thể bạn bình thường thì không nên “nạp” quá nhiều thực phẩm khi mang thai, trong giai đoạn thai kỳ, chỉ nên tăng khoảng 11kg. Còn nếu nhẹ cân trước khi mang thai thì nên tăng từ 12 đến 18kg. Nếu thuộc nhóm béo phì, chỉ nên tăng dưới 9kg khi mang thai.