5 bệnh trẻ dễ mắc khi đi bơi

10/05/2016 - 16:05
Bơi lội mang lại nhiều tác dụng về thể chất và tinh thần đối với cơ thể trẻ. Tuy nhiên, môn thể thao này cũng có thể gây ra một số bệnh phổ biến liên quan đến tai mũi họng, da liễu...
Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam, BV Nhi Đồng 2 (TP.HCM), bơi mang lại nhiều tác dụng rất tốt lên các cơ quan: Hô hấp, tim mạch, khớp, cơ, béo phì. Mỗi giờ bơi đều đặn tiêu thụ khoảng 800Kcal. Nếu bơi khoảng 30–60 phút/ngày trong 3–4 ngày/tuần có thể giảm nguy cơ đột quị, tim mạch, tiểu đường, tăng cholesterol máu và tăng huyết áp.
Tuy nhiên, cũng theo bác sĩ Nam, nếu hồ bơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh hoặc không có người giám sát, không được bác sĩ tư vấn trước khi bơi, trẻ sẽ dễ mắc bệnh về tai mũi họng do uống phải nước hoặc sặc nước hồ bơi đưa vi trùng vào mũi, họng...
Một số bệnh trẻ có thể gặp phải khi đi bơi:

Da liễu:
Do lây nhiễm của những người mắc bệnh khi đi bơi hoặc do nước có hàm lượng clo dư cao hoặc do ánh sáng mặt trời chiếu quá nước gây tổn thương da, tóc. Một sốt bệnh gây viêm nhiễm cơ quan sinh dục thông qua tắm nước hồ bơi (lậu, viêm nhiễm cơ quan sinh dục…).
 Điều kiện nước tại hồ bơi không đảm bảo có thể khiến bé mắc các bệnh về da. Ảnh minh họa.
Tai mũi họng: Do uống phải nước hoặc sặc nước hồ bơi đưa vi trùng vào mũi, họng, xoang. Đặc biệt, nếu nhiễm vi trùng não mô cầu, có thể gây tử vong rất nhanh do gây nhiễm trùng huyết.

Mắt:
 Viêm kết mạc mắt rất dễ xảy ra

Tiêu hóa, đặc biệt là tiêu chảy.
Đây là bệnh thường gặp ở trẻ, chủ yếu vào mùa hè. Hệ thống xử lý nguồn nước tại một số hồ bơi không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh, có thể khiến trẻ dễ mắc bệnh tiêu chảy.

Ngạt nước
do trẻ chưa bơi quen hoặc không được giám sát chặt chẽ của người chăm sóc.

Để hạn chế những vấn đề trên khi trẻ đi bơi, theo bác sĩ Nam, phụ huynh nên đưa trẻ đến bơi tại những hồ bơi không quá đông, vào thời điểm nhiệt độ ngoài trời không quá cao; nên thoa kem chống nắng; không nên ăn no hoặc đói quá trước khi xuống hồ bơi; để trẻ vận động 10 - 15 phút trước khi xuống hồ bơi; cho trẻ đeo kính và nón bơi để hạn chế lây nhiễm.
"Khi lên bờ, phụ huynh nên cho bé đi tắm rửa sạch sẽ ngay với xà bông, rửa mắt, mũi, tai với nước muối sinh lí vô trùng, lau khô tai, xúc miệng nước muối. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu gì về da, mắt, tai - mũi - họng..., nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời", bác sĩ Nam khuyến cáo. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm