pnvnonline@phunuvietnam.vn
5 loại 'thần dược' dễ kiếm này hiệu quả hơn nhiều nhai kẹo cao su
Chứng hôi miệng rất phổ biến, dễ gặp ở nhiều người. Dù bệnh này hiếm khi là do vấn đề nghiêm trọng liên quan đến thể chất, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy các vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe, liên quan tới tiêu hóa, hô hấp hoặc tiểu đường.
Người mắc chứng hôi miệng sẽ thở ra hơi mùi hôi, đặc biệt là buổi sáng thức dậy, sau khi ăn một số loại thực phẩm hoặc khi đói.
Hôi miệng khiến bạn ngại giao tiếp. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân gây hôi miệng
Vệ sinh răng miệng kém có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng. Khi bạn đánh răng không kỹ hoặc chỉ dùng chỉ nha khoa, các mảnh thức ăn vẫn còn trong miệng, trên lưỡi, giữa các kẽ răng... và tích tụ vi khuẩn. Khi vi khuẩn giải phóng lưu huỳnh, chúng gây mùi hôi.
Ngoài ra, nhiễm trùng nướu, lợi có thể gây hôi miệng.
Một số bệnh lý như viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa, trào ngược dạ dày... cũng có thể gây hôi miệng.
Theo các chuyên gia y khoa, hơi thở có mùi cũng có thể là triệu chứng của tiểu đường, trong khi người bị bệnh gan khiến hơi thở có mùi giống mùi amoniac.
Vì sao bạn hôi miệng nhưng lại không tự ngửi thấy mùi hôi?
Tế bào thần kinh khứu giác của chúng ta nói chung rất dễ bị mệt mỏi. Đối với bản thân những người bị hôi miệng, do tiếp xúc lâu ngày với mùi hôi trong miệng, tế bào thần kinh khứu giác đã thích nghi với mùi này, do đó người bị hôi miệng sẽ không ngửi thấy mùi trong miệng mình. Chỉ khi đeo khẩu trang để thở, bạn mới phát hiện ra mùi hôi.
Làm thế nào giảm chứng hôi miệng?
Song song với việc khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân dẫn đến hôi miệng và sử dụng thuốc điều trị, bạn có thể áp dụng những bài thuốc dân gian sau để giảm chứng bệnh:
Một vài nguyên liệu thiên nhiên có thể giúp bạn đánh bay mùi hôi miệng. (Ảnh minh họa)
Đinh hương
Nếu bạn bị dạ dày cho nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori), bạn có thể dùng cây đinh hương phơi khô pha trà uống.
Các thành phần eugenol và dầu đinh hương trong trà đinh hương có tác dụng kháng khuẩn, giúp làm giảm hoạt động của vi khuẩn HP. Loại trà này đóng vai trò trong việc làm thơm hơi thở.
Chanh
Dùng vài lát chanh, bao gồm cả vỏ, cho vào ly nước uống sẽ có tác dụng tốt trong việc giảm hôi miệng. Chanh chứa nhiều vitamin C, trong khi vỏ chanh có tinh dầu, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hôi miệng.
Lá tre
Lá tre phơi khô, pha với nước uống không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc mà còn giúp trị hôi miệng. Với những người có cơ địa nóng hoặc mắc bệnh gan, gây ra tình trạng hôi miệng nên uống trà lá tre mỗi ngày.
Trà lá tre được nhiều người dùng để giảm hôi miệng. (Ảnh minh họa)
Hoa mộc
Hoa mộc thuộc bộ Lamiales, chi Osmanthus. Theo dân gian, uống trà hoa mộc phơi khô giúp làm ấm phổi, giảm ho, khử hiệu quả chứng hôi miệng. Trà Osmanthus chứa nhiều oxit linaloyl, có mùi thơm nồng. Người bị hôi miệng nên uống 1-2 cốc trà hoa mộc mỗi ngày. Nếu bạn bị chứng táo bón, hơi thở hôi do gan yếu, bạn có thể dùng hoa mộc khô sắc với lá trà xanh để uống. Hợp chất polyphenol trong trà xanh có thể ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn hôi miệng.
Bạc hà
Không phải tự nhiên mà nhiều thương hiệu kem đánh răng dùng bạc hà để giúp đem lại hơi thở thơm mát cho người dùng. Thành phần chính trong tinh dầu bạc hà gồm chất menthol và menthone, có tác dụng kháng khuẩn rất hiệu quả.
Bạn có thể uống vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc dùng lá bạc hà xao khô uống như uống trà.