- Mẹ nên xin lỗi khi mẹ làm gì đó sai: Thậm chí đừng e ngại phải xin lỗi cả em bé mấy tháng tuổi. Đi kèm với đó là giải thích để bé hiểu tại sao mẹ lại phải xin lỗi.
Tùy vào độ tuổi của bé, bạn có thể đưa ra những lý do xin lỗi dễ hiểu. Điều này giúp bé hiểu khi nào một lời xin lỗi là cần thiết.
- Dạy bé phân biệt điều đúng - điều sai: Luôn nhất quán trong cách dạy con để bé có ý thức về việc đúng - việc sai. Điều này giúp hình thành phản xạ tự nhiên là biết nhận lỗi khi bé làm gì đó không đúng.
- Hướng dẫn bé nhận lỗi: Mẹ sẽ phải khuyến khích, thậm chí dỗ ngọt để bé chịu xin lỗi. Tuy nhiên, không nên ép buộc bé làm việc này.
Hãy trò chuyện với bé và giúp bé tìm từ để nói trong trường hợp bé có lỗi như “Con buồn vì đã làm hỏng đồ chơi của em”, “Con không cố ý làm vỡ cốc”… thay cho lời xin lỗi.
- Dạy bé xin lỗi chân thành: Cần giảng giải về lỗi của bé để bé chịu nhận lỗi chứ không phải một lời xin lỗi lấy lệ. Chẳng hạn, bé cần nhìn thẳng vào người đối diện, nói xin lỗi rõ ràng và chân thành.
Mẹ cũng nên có thái độ nghiêm khắc, rõ ràng với bé khi bé gây ra lỗi, tránh trường hợp mẹ nghiêm khắc nhưng bố (hoặc ông bà) lại tỏ ra “nhân nhượng”. Sự bất nhất sẽ khiến bé khó xử hơn.
- Dạy bé những trường hợp giả định: Cùng bé chơi những hoạt động giả định. Ví dụ nếu bé giẫm vào chân mẹ và hỏi xem lời xin lỗi của bé trong hoàn cảnh này là cần thiết hay không.
Càng nhiều tình huống giả định, bé sẽ càng dễ hình dung, từ đó biết sớm nhận ra những lỗi mà mình gây ra để có lời xin lỗi kịp thời.