pnvnonline@phunuvietnam.vn
6+ cách trị chảy máu chân răng và lưu ý
- 1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
- 1.1. Viêm lợi, nướu
- 1.2. Viêm nha chu
- 1.3. Bệnh tiểu đường
- 1.4. Bệnh bạch cầu
- 1.5. Bệnh máu khó đông
- 1.6. Thiếu vitamin C
- 1.7. Thiếu vitamin K
- 1.8. Các nguyên nhân khác
- 2. Cách trị chảy máu chân răng
- 2.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
- 2.2. Ngừng và hạn chế hút thuốc lá
- 2.3. Tăng hàm lượng vitamin C
- 2.4. Bổ sung vitamin K
- 2.5. Chườm lạnh
- 2.6. Uống trà xanh
1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Các nguyên nhân gây chảy máu chân răng gồm:
1.1. Viêm lợi, nướu
Chảy máu chân răng là dấu hiệu của viêm lợi, nướu. Đây là một dạng bệnh về lợi và nướu phổ biến và tương đối nhẹ, gây ra bởi sự tích tụ mảng bám ở đường viền của nướu.
Khi bị viêm lợi, nướu thì lợi và nướu có thể bị kích ứng, sưng, đỏ. Người bệnh có thể bị chảy máu chân răng khi đánh răng.
1.2. Viêm nha chu
Viêm nướu có thể dẫn đến bị viêm nha chu. Tình trạng này kéo dài làm tổn thương mô và xương nâng đỡ răng thậm chí là bị nhiễm trùng.
Khi bị viêm nha chu, răng có thể bị lung lay và có thể gây ra mùi hôi miệng, thay đổi các khớp răng khi cắn, nướu đỏ, sưng.
1.3. Bệnh tiểu đường
Chảy máu chân răng có thể là lời cảnh báo của căn bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2.
Khi mắc tiểu đường, miệng người bệnh không có khả năng chống lại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ, vì vậy người bệnh dễ bị nhiễm trùng lợi. Lượng đường trong máu cao cùng bệnh tiểu đường khiến cơ thể khó chữa lành hơn, từ đó có thể khiến cho tình trạng viêm nướu, lợi trở nên nghiêm trọng hơn.
1.4. Bệnh bạch cầu
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh bạch cầu.
Các tiểu cầu trong cơ thể giúp cơ thể có thể tự cầm máu. Nếu mắc bệnh bạch cầu, số lượng tiểu cầu giảm đi khiến khó cầm máu ở các bộ phận khác trên cơ thể, bao gồm cả chân răng.
1.5. Bệnh máu khó đông
Người mắc bệnh máu khó đông chỉ cần vô tình làm xước một vết nhỏ ở nướu cũng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.
Đọc thêm:
- Xuất hiện mảng trắng ở vòm họng là bệnh gì? Đề phòng với viêm họng trắng
- Hạt trắng trong miệng là bệnh gì?
1.6. Thiếu vitamin C
Vitamin C có tác dụng giúp phát triển và làm lành vết thương nhanh hơn. Nếu thiếu vitamin C, một vết thương nhỏ trên nướu theo thời gian có thể khiến nướu bị sưng và chảy máu chân răng do vết thương khó được làm lành.
1.7. Thiếu vitamin K
Thiếu vitamin K cũng là một nguyên nhân gây chảy máu chân răng.
Vitamin K giúp hỗ trợ việc đông máu. Nếu cơ thể không hấp thụ đủ chất này qua chế độ ăn uống, thiếu hụt vitamin K có thể gây ra các vấn đề về chảy máu.
1.8. Các nguyên nhân khác
Đánh răng quá mạnh hoặc bàn chải của bạn không đủ mềm
Chỉ mới bắt đầu thói quen dùng chỉ nha khoa hay tăm nước với lực quá mạnh và nướu chưa kịp thích ứng
Sử dụng một số loại thuốc làm loãng máu
Bị viêm nướu do bạn đang mang thai
Do bạn sử dụng răng giả mà không tương thích gây khó chịu và vướng lợi
2. Cách trị chảy máu chân răng
2.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Nếu được chăm sóc đúng cách và thích hợp, răng nướu của bạn sẽ khỏe mạnh, ít có nguy cơ bị sâu răng hay viêm lợi, chảy máu chân răng. Vậy cần làm gì để chăm sóc sức khỏe răng miệng, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng?
Đánh răng:
Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày, nên chải 30 phút sau mỗi bữa ăn. Điều này sẽ giúp cho men răng bị axit làm mềm trong quá trình ăn uống cứng lại và giúp loại bỏ mảng bám, vi khuẩn bám trên răng.
Lưu ý, khi chải răng, chải đều các mặt của răng và đừng quên chải lưỡi của bạn. Chải nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương lợi, nướu hay làm chảy máu chân răng. Sử dụng bàn chải đánh răng có sợi lông mềm mỏng, chải sâu được từng kẽ răng và nên thay bàn chải mới sau 2, 3 tháng.
Dùng chỉ nha khoa:
Nên dùng chỉ nha khoa 1 ngày một lần. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám ở kẽ răng, giúp loại bỏ vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi và chảy máu chân răng.
Súc miệng:
Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng lại bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây nên các bệnh về nướu sớm, tránh bị viêm nhiễm và chảy máu.
Súc miệng bằng nước muối cũng là một cách được nhiều người sử dụng và được bác sĩ khuyên dùng. Muối có tác dụng sát khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả, giúp giảm vi khuẩn và cầm máu nướu.
Với 1 cốc nước ấm 200ml, bạn có thể cho một thìa muối và sử dụng 3-4 lần một ngày, mỗi lần ngậm trong miệng vài giây rồi nhổ ra.
Ăn uống đúng cách:
Để có sức khỏe răng miệng tốt, bạn cần hạn chế các loại đồ ngọt hoặc những thực phẩm có chứa nhiều axit. Nó có thể dẫn đến sâu răng, từ đó vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi, làm lợi bị sưng, tấy đỏ và chảy máu.
Đi khám nha sĩ:
Bạn nên đi khám nha sĩ định kỳ để đảm bảo sức khỏe về răng miệng, đồng thời cũng được xin tư vấn về cách chăm sóc hiệu quả nhất.
Bạn có thể đi nha sĩ để loại bỏ các mảng bám cứng đầu, cao răng để tránh vi khuẩn tích tụ và thiếu thẩm mỹ. Lưu ý nên chọn nha sĩ uy tín, vì khi lấy cao răng rất dễ gây tổn thương đến nướu và làm chảy máu chân răng.
2.2. Ngừng và hạn chế hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ mà nó còn ảnh hưởng đến nướu răng.
Hút thuốc làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể khó chống lại các mảng bám. Điều này rất dễ gây ra các bệnh về nướu răng.
2.3. Tăng hàm lượng vitamin C
Ăn thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp chống lại nhiễm trùng nướu răng gây chảy máu chân răng.
Một số loại thực phẩm giàu vitamin C như:
Quả cam
Khoai lang
Ớt đỏ
Cà rốt
Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa, giúp tăng cường mô liên kết và bảo vệ niêm mạc nướu răng của bạn. Lượng vitamin C được khuyên dùng mỗi ngày cho người lớn là 60-90mg.
2.4. Bổ sung vitamin K
Vitamin K là một chất quan trọng trong quá trình đông máu. Thiếu hụt vitamin K có thể gây chảy máu chân răng.
Thực phẩm bổ sung nhiều vitamin K như:
Rau chân vịt
Collard green
Cải xoăn
Mù tạt xanh
Hàm lượng vitamin K được khuyên dùng cho người lớn mỗi ngày là 90- 120mg.
2.5. Chườm lạnh
Khi chảy máu chân răng do chấn thương mô nướu, bạn nên lấy một miếng gạc lạnh để chườm vào vị trí đó nhằm giảm sưng tấy và cầm máu, hạn chế máu chảy.
2.6. Uống trà xanh
Uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu và cầm chảy máu nướu răng. Trong trà xanh có chứa chất catechin - một chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giảm phản ứng viêm của cơ thể đối với vi khuẩn trong miệng.
Lượng trà xanh được khuyên dùng mỗi ngày đối với một người trưởng thành là từ 2 đến 3 tách trà.
Trên đây là một vài cách trị chảy máu chân răng an toàn và mang lại hiệu quả. Để răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách, bổ sung các vitamin cần thiết như vitamin K, C,... và đi kiểm tra nha sĩ định kỳ.
Nguồn tham khảo:
1. Bleeding Gums and Your Health
2. 10 Ways to Stop Bleeding Gums