pnvnonline@phunuvietnam.vn
6 câu cần hỏi trước khi "dùng chung tiền" với người bạn đời
Trong thời gian yêu đương và sống cùng nhau, chủ đề hợp nhất tài khoản thường sẽ ít xuất hiện. Nhưng theo thời gian, các cuộc trò chuyện lớn hơn và quan trọng hơn sẽ xuất hiện trong một mối quan hệ: sinh con, mua nhà và quản lý tiền bạc.
Thậm chí, việc giữ tài chính riêng biệt trong một cuộc hôn nhân cũng là chuyện rất bình thường. Không phải ai cũng muốn hợp nhất tài chính hoàn toàn. Điều này ngày càng trở nên phổ biến trong các cặp vợ chồng trẻ.
Điều quan trọng là phải cởi mở và trao đổi với bạn đời về việc mở tài khoản chung có phải là một ý tưởng hay hay không và những cặp đôi nói chuyện về tiền bạc với nhau sẽ hạnh phúc hơn về lâu dài.
Nhưng trước tiên, bạn nên tự hỏi mình một số câu hỏi cơ bản để đảm bảo rằng bạn có thực sự đang ở trạng thái sẽ làm được điều này hay không.
1. Bạn sẽ mô tả thói quen chi tiêu của cả hai như thế nào?
Bạn có biết bạn đời của mình và chính bản thân bạn chi tiêu khoảng bao nhiêu tiền mỗi ngày không? Và quan trọng hơn, bạn thực sự biết về nhau bao nhiêu phần trăm trong số này?
Chính vì vậy, hãy ngồi xuống và trò chuyện cởi mở, trung thực với bạn đời của bạn về tiền bạc, cách bạn chi tiêu và lý do tại sao cả hai lại chi tiêu như vậy.
Nói về tiền bạc có thể khó đối với nhiều người. Nên hãy tạo ra một không gian mà bạn sẽ không phán xét người kia và sẽ hoàn toàn trung thực với nhau về thói quen chi tiêu của mình. Điều này sẽ cho phép bạn cởi mở và trò chuyện và cả hai bạn sẽ có thể hiểu rõ hơn về cách bạn tiêu tiền, (các) thói quen có vấn đề gì và cách bạn có thể làm việc cùng nhau để trở thành người chi tiêu thông minh hơn trước khi kết hợp tài chính.
2. Bạn đã lập kế hoạch và đồng ý về ngân sách chưa?
Bước tiếp theo là bắt đầu suy nghĩ về ngân sách. Hầu hết mọi người nghĩ rằng chỉ nên tạo ra một ngân sách, điều này có thể phù hợp với hầu hết mọi người, nhưng không phải tất cả mọi người. Có thể bạn sở hữu doanh nghiệp của riêng mình và có nhiều lý do khiến bạn cần nhiều hơn một ngân sách.
Trước tiên, cả hai nên đồng ý rằng một ngân sách (hoặc nhiều hơn nếu bạn cần) phù hợp. Xem xét chiến lược lập ngân sách nào sẽ phù hợp nhất với bạn dựa trên các mục tiêu tài chính của cả hai (trả bớt nợ, hạn chế chi tiêu hoặc xây dựng tiết kiệm).
3. Bạn có chia sẻ mức lương với nhau?
Có rất nhiều người không biết bạn đời của họ kiếm được bao nhiêu tiền hay thậm chí là làm gì. Nếu bạn nằm trong số này, thì bạn có thể muốn tạm dừng việc hợp nhất tài chính của mình nếu bạn thậm chí không biết thông tin cơ bản về tiền bạc của bạn đời.
Do vậy, hãy nói chuyện với bạn đời. Nếu một trong hai người kiếm được nhiều hơn người kia thì bạn nên nghĩ cách chia nhỏ mọi thứ để người có thu nhập cao hơn có thể đóng góp chi trả cao hơn một chút - điều này sẽ nằm cụ thể hơn ở câu hỏi tiếp theo.
4. Cả hai bạn đã đồng ý về cách sử dụng quỹ chung chưa?
Tại sao bạn lại mở một tài khoản chung? Tài khoản có giúp thanh toán hóa đơn dễ dàng hơn không? Nó có nhằm mục tiêu dài hạn lớn hơn (như mua nhà, ô tô, cho con đi du học...) không? Bạn cũng muốn có thể tiết kiệm cho các kỳ nghỉ cùng nhau?
Có một tài khoản chung có thể giúp quản lý tiền dễ dàng hơn, nhưng hãy đảm bảo rằng cả hai bạn đều có ý tưởng rõ ràng về số tiền nên được sử dụng vào việc gì. Bằng cách đó, bạn sẽ giảm được mâu thuẫn khi có giao dịch mua lớn cho một thứ không được thỏa thuận trước. Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng cả hai bạn đều đồng ý về số tiền mỗi người sẽ gửi vào tài khoản mỗi tháng. Đây là lý do tại sao việc biết về mức lương là quan trọng; nó sẽ quyết định bạn có thể - và nên - thêm bao nhiêu mỗi tháng.
Hãy đảm bảo rằng cả hai bạn đều đồng ý số tiền trong tài khoản chung sẽ được sử dụng cho mục đích gì. Sau đó, ngồi xuống và làm phép toán để tìm ra số tiền bạn cần đóng góp.
Thay vì quy định mỗi người sẽ đóng bao nhiêu tiền (5 triệu, 10 triệu...), hãy quy định theo mức bao nhiêu % mức lương hàng tháng. Nếu cả hai người gửi 50% thu nhập hàng tháng vào một tài khoản chung - nghĩa là cả hai đều đóng góp dựa trên số tiền mình kiếm được.
5. Bạn đã ở bên bạn đời của mình bao lâu rồi?
Phần này chủ quan hơn một chút. Vì bao lâu là “đủ dài” để biết bạn đã sẵn sàng kết hợp tài chính? Với nhiều người, 2 năm có thể là một thời gian dài, nhưng điều này không có nghĩa là với người khác cũng vậy.
Vì vậy, phần này thực sự phụ thuộc vào bạn. Bạn có nghĩ rằng bạn đã ở với bạn đời của mình đủ lâu để biết cách họ quản lý tiền và đủ thoải mái để mở một tài khoản chung không?
Đúng, bạn yêu bạn đời của mình, nhưng đây có thực sự là bước tiếp theo cho mối quan hệ của cả hai hay không? Một lần nữa, tất cả những điều này đều dựa trên trực giác của bạn và mức độ bạn nghĩ rằng bạn hiểu về bạn đời của mình như thế nào. Bạn có thể đặt một cột mốc quan trọng cho mối quan hệ của mình (ví dụ: đợi cho đến khi hai bạn ở bên nhau trong một số năm nhất định).
Hãy tự mình kiểm tra xem liệu bạn có thể đang gây áp lực cho người khác và không biết điều đó? Hãy đảm bảo rằng cả hai bên đều đồng ý về việc mở một tài khoản chung, và nếu không chắc chắn, hãy chờ đợi; bạn luôn có thể tạm dừng việc mở tài khoản và tiến hành lại sau.
6. Bạn sẽ gộp chung toàn bộ hay chỉ một phần?
Nếu cả hai đều quyết định rằng việc mở một tài khoản chung là bước đi đúng đắn cho tài chính của mình, thì bạn có hai lựa chọn: Bạn có thể gộp chung tất cả thu nhập của cả hai - hoặc bạn có thể duy trì các tài khoản riêng của mình và chỉ gửi một phần thu nhập vào tài khoản chung.
Hãy thử hợp nhất một phần tài chính của bạn trước. Bằng cách đó, cả hai bạn đều có thể duy trì mức độ tự chủ tài chính và xem nó diễn ra như thế nào từ đó. Nếu nó hoạt động tốt, thì bạn chỉ cần giữ mọi thứ theo cách đó.
Mối quan hệ của mọi người với mọi người hay mọi người với tiền bạc là khác nhau. Vì vậy, những gì hiệu quả với một cặp đôi này có thể không hiệu quả với cặp kia. Chỉ cần đảm bảo cả hai bạn đều cởi mở và trung thực với nhau.