Gạo lứt có thể ăn no giống gạo trắng bình thường, lại không làm tăng lượng đường trong máu. Trong gạo lứt chứa crom và nhiều loại khoáng chất, có thể thúc đẩy chuyển hóa lipid và carbohydrate. Nếu cơ thể thiếu crom sẽ làm giảm vai trò của insulin, dễ dẫn tới bệnh tiểu đường và tăng lipid trong máu.
Ngoài gạo lứt, rong biển cũng là món ăn chứa nhiều crom, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Củ từ
Củ từ có chứa myricetin, là chất giúp cơ thể cân bằng lượng đương trong máu. Củ từ cũng chứa kẽm và magie, là các thành phần không thể thiếu để bài tiết insulin; vitamin B1, B2 có thể thúc đẩy sự trao đổi chất glucose trong máu; lớp chất nhầy có thành phần chủ yếu là mucin sẽ bao quanh thức ăn trong dạ dày, dần dần hấp thu chất đường, ức chế đường trong máu tăng nhanh, đồng thời tránh bài tiết insulin quá nhiều.
Trong hành tây chứa hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, có thể làm tăng insulin trong cơ thể. Hợp chất lưu huỳnh có thể ngăn ngừa tiểu cầu trong máu đông lại, giúp cho máu lưu thông dễ dàng, hơn nữa còn có thể loại bỏ chức năng của các gốc tự do. Ngoài ra hành tây cũng chứa crom, có thể khiến insulin phát huy tác dụng. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 50g hành tây, không nên ăn quá nhiều.
4. Táo
Táo giàu myricetin, axit chlorogenic, axit ferulic, đều là các chất có nguồn gốc từ thực vật có thể điều chỉnh đường trong máu. Pectin có trong táo giúp đẩy lùi sự gia tăng đường máu sau bữa ăn. Những người có lượng đường trong máu cao, hoặc mắc bệnh tiểu đường nên ăn táo sau bữa cơm, để trì hoãn sự biến động của glucose trong máu sau bữa ăn.
Glycosid có trong mướp đắng có thể kích thích bài tiết insulin. Mướp đắng có cấu trúc peptide đặc biệt, tạo nên chất tương tự insulin có chức năng làm giảm đường máu. Chất xơ và chất pectin trong mướp đắng không chỉ giúp cơ thể giải quyết táo bón, mà còn kích thích nhu động ruột và kiểm soát lượng đường trong máu.
6. Lá khoai lang