7 cách giảm đau ngực khi ho do bệnh viêm phế quản

Hồng Phượng
10/03/2020 - 10:30
7 cách giảm đau ngực khi ho do bệnh viêm phế quản
Đau ngực do ho trong bệnh viêm phế quản là triệu chứng thường gặp. Giảm đau ngực khi ho bằng cách uống nước ấm, sử dụng máy làm ẩm không khí, ngưng thuốc lá, sử dụng thuốc giảm đau, là các phương pháp tích cực giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Trong bệnh viêm phế quản, ho đàm nhiều và đau ngực khi ho là 2 triệu chứng điển hình của bệnh. Ngoài ra, đau ngực và ho còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp điều trị hiệu quả hơn.

1. Nguyên nhân gây đau ngực

- Nhiễm virus: virus không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh do virus thường tự khỏi. Các thuốc cảm cúm thông thường có thể giúp triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng. Các thuốc cảm cúm giảm triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ, giảm đau ngực khi ho hiệu quả.

- Vi khuẩn: vi khuẩn gây viêm phế quản, hoặc viêm phổi sẽ dẫn đến ho nhiều và đau ngực. Đối với bệnh do vi khuẩn gây ra, các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh từ 7 đến 10 ngày. Sau liệu trình điều trị, triệu chứng ho do đau ngực sẽ được cải thiện đáng kể.

- Nguyên nhân mạn tính: viêm phế quản mạn tính, COPD, hen, trào ngược dạ dày thực quản là những nguyên nhân gây đau ngực thường gặp. Nguyên nhân do viêm phế quản mạn, thuốc giãn phế quản giúp giảm đau ngực hiệu quả do triệu chứng ho được cải thiện.

Một vài nguyên nhân khác gây đau ngực ít gặp hơn như ung thư phổi, lupus ban đỏ hệ thống, nhồi máu phổi không được đề cập trong bài viết này.

2. Cách giảm ho và giảm đau ngực trong bệnh viêm phế quản

Thường nguyên nhân gây đau ngực trong bệnh lý viêm phế quản là do bệnh nhân ho quá nhiều dẫn đến đau ngực. Khi triệu chứng ho giảm, giảm đau ngực là tất yếu. Khi điều trị ho giảm nhưng đau ngực không giảm, cần tìm các nguyên nhân khác gây đau ngực: nhồi máu cơ tim, đau thần kinh liên sườn,..

- Uống nước ấm: nước ấm sẽ giúp làm dịu cổ họng cũng như cây phế quản, giúp giảm ho và giảm đau ngực. Trà nóng, chanh nóng cũng mang lại hiệu quả giảm đau ngực tương tự.

- Mật ong: mật ong từ xa xưa vẫn được xem như là một loại thuốc nam quý hiếm có thể chữa được nhiều bệnh. Các nhà khoa học chứng minh hiệu quả giảm ho của mật ong, hơn cả thuốc ho dextromethorphan. Mỗi lần bạn nên dùng 1 thìa cà phê, có thể sử dụng nhiều lần trong ngày tăng hiệu quả giảm đau ngực do ho trong bệnh viêm phế quản. Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

- Sử dụng máy làm ẩm không khí: giúp loại bỏ không khí khô trong phòng, tăng cường không khí ấm và ẩm. Không khí ẩm và ấm giúp tiêu đờm hiệu quả từ đó giảm đau ngực khi ho.

- Tránh khói thuốc lá và ô nhiễm môi trường: hút thuốc lá và tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm môi trường gây ho nặng hơn, từ đó đau ngực tăng dần. Hạn chế thuốc lá, cũng như thuốc lá thụ động giảm đau ngực ở người trưởng thành và trẻ nhỏ.

- Sử dụng thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau như acetaminophen, ibuprofen cũng có tác dụng giảm đau ngực đáng kể. Nên dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Nghệ: trong nghệ có chứa curcumin, một hoạt chất có tính kháng viêm, kháng vi khuẩn và kháng cả virus. Vì vậy, nghệ có công dụng trong giảm ho khan và đau ngực cực kì hiệu quả. Nghệ được hấp thu vào máu tối đa khi có sự xuất hiện của tiêu đen. Một muỗng cà phê nghệ, 1/8 muỗng cà phê tiêu đen cùng nước ấm, hoặc nước cam là một hỗn hợp tuyệt vời giúp giảm đau ngực, giảm ho dành cho bệnh nhân viêm phế quản.

Ảnh 2.

- Gừng: có tính kháng khuẩn và kháng viêm. Ngoài ra, gừng còn nổi bật với khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giảm triệu chứng đau và mệt mỏi.

3. Dấu hiệu nặng cần gặp bác sĩ

Đau ngực do ho đơn thuần trong bệnh viêm phế quản không đáng ngại. Nếu gặp những triệu chứng nặng dưới đây cần đến gặp ngay bác sĩ để điều trị kịp thời:

- Sốt cao > 39 độ C

- Khó thở

- Choáng

- Ngất

- Đau, phù 2 chân

Điều trị nguyên nhân luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bác sĩ. Điều trị giảm đau ngực cũng vậy. Đối với điều trị giảm đau ngực do ho trong bệnh lý viêm phế quản, có thể sử dụng nhiều cách khác nhau: uống nước ấm, dùng máy tạo độ ẩm không khí, gừng, nghệ, kháng sinh, thuốc giảm đau. Cần lưu ý các triệu chứng nặng, nên đến gặp bác sĩ ngay để có hướng điều trị hợp lý.

Nguồn:https://www.healthline.com/health/chest-pain-and-cough#when-to-see-a-doctor

https://www.healthline.com/health/cold-flu/home-remedies-for-dry-cough#when-to-see-a-doctor


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm