7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này

H.M (Tổng hợp)
19/03/2020 - 15:45
7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này
Được thiên nhiên ưu đãi với những nguyên liệu tươi ngon, mát lành, đến miền Tây du khách đừng bỏ lỡ những món ngon này nếu muốn thưởng thức trọn vẹn chuyến đi.
7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 1.

1. Bún cá

Bún cá là món ăn đơn giản xuất hiện ở nhiều vùng miền Việt Nam, nhưng ở miền Tây, món ăn này lại mang hương vị đặc trưng khác hẳn. Đối với những nơi khác đây chỉ là một món bình dị, nhưng ở miền Tây món ăn này được xem là đặc sản bởi trong bát bún nó chứa đựng đầy màu sắc của một miền quê. Món ăn này chính là một món ăn phổ biến ở khu miền Tây với những món ăn đặc biệt: bún cá Châu Đốc, bún cá Sóc Trăng,…

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 2.

Điểm đặc biệt của món bún cá ở nơi đây chính là nguyên liệu được sử dụng là những con cá lóc béo tròn sống trên các dòng sông, đồng ruộng nên hương vị vô cùng thơm ngon.

2. Cá lóc nướng trui

Về miền tây mà không thưởng thức cá lóc nướng trui - đặc sản nổi danh vùng sông nước - thì thật là đáng tiếc. Tham gia những buổi bắt cá mương, nướng cá bên đồng sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị nhất.

Cá lóc ngon nhất có kích cỡ khoảng 400 – 500g là đủ lớn và rất dễ nướng. Cách làm vô cùng đơn giản là bạn hãy để nguyên cả con và không cần cạo vảy. Sử dụng que tre để lụi cả con cá rồi đặt lên bếp nướng. Khi nướng cần để cá cháy khét song bạn cần trở mặt cá cho thật đều và sử dụng chổi để thoa lớp mỡ hành thơm ngậy lên phần mình của cá.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 3.

Đợi đến khi phần mỡ chảy xuống lửa rồi thì bạn có thể dùng dao cạo sạch vảy. Lúc này, phần thịt cá thơm ngon sẽ lộ ra. Một lưu ý nhỏ là bạn có thể lấy bộ lòng cá dầm với nước mắm, me, đường, tỏi, ớt để tạo nên nước chấm cá thơm ngon ngất ngây.

Cá lóc nướng xong có mùi thơm rất hấp dẫn, mùi thơm của cá lóc, mùi thơm của rơm, của đồng quê không lẫn đi đâu được. Cá nướng đơn giản nhưng người châm bếp phải thật khéo léo, vì rơm cháy quá lâu sẽ làm cá khét, thịt cá khô mất đi vị ngon ngọt của cá; hoặc nếu không đủ lửa thì cá sẽ không chín.

3. Đuông dừa

Đuông dừa là 1 loại ấu trùng, cánh cứng, có nhiều nhất ở miền tây nam bộ. Đuông dừa rất dễ bắt, nó thường sinh sống trong cổ hũ (bên trong ngọn) của thân cây dừa, cau,… nói chung là các loại cây thuộc họ Cau, khi muốn bắt được ta phải đốn bỏ các cây đó. Đây là món ăn đặc sản quý hiếm ở miền Tây  mà ngày xưa được tiến về triều cho vua ngự lãm hàng năm gọi là con đuông. Có nhiều loại như: đuông dừa, đuông đủng đỉnh, đuông chà là và đuông măng.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 4.

Đuông dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều protein, vitamin A, C,… Đến miền Tây, bạn có thể thưởng thức món đuông chiên giòn, đuông lăn bột,…

4. Chuột đồng

Chuột đồng miền Tây thường sống nhiều trên những cánh đồng lúa. Chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển. Chuột đồng xuất hiện quanh năm tuy nhiên đông đúc nhất là vào mùa nước nổi. Lúc này nguồn thức ăn của chuột chủ yếu là lúa và các loại cây mầm non nên chúng rất to, lông bóng mượt, thịt đặc biệt thơm ngon.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 5.

Những con chuột béo ú sau khi được bắt về sẽ được đem đi thui vàng rồi làm sạch, để cho ráo. Sau đó thịt chuột được ướp cùng với nước mắm loại ngon và các gia vị thông thường, để khoảng một tiếng cho ngấm đều gia vị rồi đem chiên trong chảo dầu sôi.

Trong quá trình chiên chuột người nấu thường để lửa liu riu cho đến khi toả mùi thơm và chuyển màu vàng để thịt chuột được giòn mà không bị khét. Món chuột đồng chiên nước mắm sẽ ngon hơn nếu chúng ta ăn kèm với xoài xanh bào sợi, muối tiêu chanh hoặc nước mắm me tùy theo khẩu vị của từng người.

5. Lẩu mắm

Không như cái tên nghe có vẻ đậm đà, lẩu Mắm không hề mặn, ngược lại vị ngọt tự nhiên và đậm đà vô cùng, đặc biệt mùi thơm đặc trưng của nó sẽ theo bạn dai dẵng đến nổi khó quên. Đó cũng là lý do mà khi nhắc đến món ăn ấy, những người con Miền Tây viễn xứ có thể “thao thao bất tuyệt” cho đến khi nồi lẩu cạn nước và sạch rau.

Lẩu Mắm được chế biến phát triển dựa trên món Mắm Kho dân dã thường nhật trong bửa cơm của người dân Miền Tây. Hai loại mắm chuyên dùng để nấu Mắm Kho là mắm cá sặc và mắm cá linh. Con mắm được cho vào nước nấu cho rục xương và lọc lấy phần xương ra ngoài.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 6.

Để món ăn không quá nặng mùi người ta thường phi sả và cho cây ngãi bún vào nấu cùng với mắm, thêm nước dừa cho nước ăn ngọt tự nhiên. Các món phụ gia đi cùng với nồi mắm kho là cà tím, nấm rơm, hay khổ hoa, tôm cá tươi có thứ gì thì bỏ vào nấu cùng với nước dùng, nêm vừa vặn là xong.

6. Lẩu cá linh bông điên điển

Đến miền Tây mà không thưởng thức lẩu cá linh bông điên điển thì quả thật đáng tiếc. Đây được xem là đặc sản nổi tiếng của người miền Tây mùa nước nổi, bởi cá linh chỉ xuất hiện vào khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11. 

Cách chế biến lẩu cá linh bông điên điển cũng khá đơn giản, thế mà hương vị lại quyến rũ ngây ngất lòng người. Để có một nồi lẩu ngon đúng điệu, phải chọn loại cá linh thật tươi, làm sạch và để ráo nước. Thêm nhiều nguyên liệu đi kèm khác như nước dừa tươi, dứa, sả, tiêu, ớt, tỏi... nồi lầu chắt chiu hương đồng gió nội giống như bản ca của đồng quê sông nước.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 7.

Cá linh nhỏ nên rất nhanh chín, chỉ cần bỏ vào nồi lẩu nhanh thôi là đã có thể thưởng thức được rồi, điên điển gặp nước là đã mềm, ban đầu ăn có vị chát chút xíu nhưng ngay sau đó là vị ngọt thanh dịu nhẹ. Thực khách có thể ăn kèm với bún hoặc cơm trắng.

7. Hủ tiếu

Nhắc đến miền Tây là nhắc đến "mùa nước nổi" - đây dường như là biểu tượng "nhận biết" của vùng đất đep nên thơ này. Đến đây, bạn cũng đừng bỏ qua món hủ tiếu ngon trứ danh mà nhiều người ăn rồi cứ lưu luyến mãi không quên.

7 món đặc sản miền Tây trứ danh mà bạn không thể bỏ lỡ khi ghé thăm vùng đất này - Ảnh 8.

Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm