Việc rên rỉ không còn hiệu lực khi mẹ không thừa nhận. Ảnh minh họa internet |
Ngày 1: Không phản ứng
Tôi nói với 2 con về quy định mới: “Từ bây giờ nếu hai con có than vãn hay cãi nhau, mẹ cũng sẽ coi như là không nhìn thấy, không nghe thấy”.
Khi chúng tôi đi mua quần áo, thằng bé đã không ngừng rên rỉ: “Tại sao chúng ta lại ở cửa hàng ngu ngốc này?”, “Con muốn về nhà”… Thông thường tôi sẽ rút kẹo ra để cho con ngừng nói. Nhưng lần này, tôi lờ đi và tiếp tục chọn quần áo. “Mẹ ơi, mẹ có nghe thấy con nói gì không? Con ghét ở đây”. Tôi lờ đi. Thằng bé rít lên ngày càng to. Phải dùng hết sức mạnh ý chí tôi mới không trả lời. Nhưng sau đó, đột nhiên… im lặng. Thằng bé đã phát hiện ra một số dây đeo chìa khóa có hình lego và chơi với chúng cho đến khi chúng tôi rời cửa hàng.
Khi bạn nghĩ tích cực thì con bạn sẽ tích cực theo. Ảnh minh họa |
Ngày 2: Suy nghĩ tích cực
Sáng hôm sau tôi thức dậy bởi cuộc cãi vã lớn của hai chị em. Tôi thầm tự nhủ: “Khi bạn nghĩ tích cực thì con bạn sẽ tích cực theo”. Thế nên khi thằng bé phàn nàn về việc không tìm thấy đủ vật liệu để xây dựng một ngôi nhà, tôi nói với con: “Con đã làm tốt mọi thứ, hay con sử dụng một vật liệu khác đi”. “Không”, thằng bé hét lên. Nhưng sau đó điều kì diệu đã xảy ra, con gái tôi đã lại gần và bảo: “Chị sẽ giúp em”. Tôi nói: “Con là người chị tốt”. Nửa giờ sau, hai đứa trẻ chạy đến khoe tôi hộp đựng giày đã biến thành ngôi nhà. “Đó là ngôi nhà độc đáo, mẹ rất tự hào khi hai con chơi ngoan với nhau”. Cả ngày hôm đó diễn ra trong hòa bình.
Ngày 3: Thay đổi hành vi
Tôi quyết định thay đổi hành vi xấu của tôi, bình thường tôi cũng hay cằn nhằn bọn trẻ, thế nên trong buổi sáng hôm nay, thay vì cằn nhằn tôi bình tĩnh nói: “Mẹ cho các con năm phút, nếu không các con sẽ không kịp giờ đâu”. Hai đứa trẻ thu xếp mọi thứ nhanh hơn bình thường.
Cha mẹ cần tôn trọng cảm xúc của con. Ảnh minh họa |
Ngày 4: Tôn trọng cảm xúc của con
Khi con chị đánh em sau khi thằng em vô tình làm vỡ chiếc vòng tay của nó, thay vì quát mắng con, tôi đã nói với con: “Có phải con đã rất tức giận vì em làm hỏng vòng tay của con”. Bé gái mắt rơm rớm: “Em luôn làm hỏng đồ của con, còn mẹ lại chẳng bao giờ tức giận em ấy”. Tôi nói: “Mẹ sẽ phạt em. Con có quyền tức giận, nhưng con cũng bị phạt nhốt ở trong phòng vì tội đánh em”. Trước sự ngạc nhiên của tôi, con gái đã đi vào phòng, không có thái độ hờn dỗi như mọi lần.
Ngày 5: Hãy nhất quán
Tôi quyết định thông điệp của ngày này sẽ là: “Con sẽ có được nếu con ngừng rên rỉ”. Buổi sáng, thằng bé cằn nhằn về kem đánh răng: “Con ghét các loại cay”. Tôi nói: “Con sẽ có được nếu con ngừng rên rỉ”. Buổi chiều, khi đi hiệu sách, thằng bé đã đòi cho bằng được một cuốn sách. Tôi nói: “Con sẽ có được nếu con ngừng rên rỉ”. Buổi tối, nó lại nằng nặc đòi ăn chả cốm. “Con sẽ có được những gì con muốn” - Tôi lại bắt đầu. Thằng bé ngắt lời: “Con biết rồi” sau đó cho thịt gà vào miệng.
Không lùi bước để thay đổi thói quen xấu của trẻ. Ảnh minh họa |
Ngày 6: Thay đổi thói quen
Tôi đã quyết định thay đổi thói quen xem truyền hình của bọn trẻ, bởi vì chúng xem quá nhiều, sau đó là cuộc chiến tranh nhau chiếc điều khiển từ xa, và cãi nhau không ngừng trong suốt thời gian xem. Tôi sẽ giới hạn thời gian xem của chúng và tạo ra các thói quen mới. Cuối chiều hôm đó, tôi đã thông báo với con rằng khi tôi nấu bữa tối, chúng sẽ không được xem tivi, thằng bé phải tập vẽ, con bé thì làm bài tập về nhà. Tất nhiên, tôi đã "tịch thu" điều khiển từ xa. Thật không thể tưởng tượng được tiếng la hét như thế nào nhưng tôi cố tập trung vào việc của mình. Đến bữa ăn tối, hai đứa trẻ đã hoàn thành nhiệm vụ tôi giao.
Trẻ sẽ chống lại sự thay đổi, nhưng bạn phải cho chúng biết bạn không lùi bước.
Ngày 7: Nghỉ ngơi
Trước đó, tôi chưa bao giờ đủ lạc quan để tin rằng tôi sẽ có một ngày được nghỉ ngơi trong hòa bình với hai con. Nhưng chúng thật sự đã tiến bộ đáng kinh ngạc. Chúng chơi với nhau đoàn kết, vui vẻ, không rên rỉ, không lèo nhèo. Chắc tôi sẽ duy trì chiến lược "7 ngày" trong thời gian tiếp theo.