8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp

Tiểu Quyên
10/03/2021 - 13:48
8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp
Lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp là cách tốt nhất để giúp người bệnh có thể kiểm soát huyết áp một cách ổn định, tránh tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc điều trị.

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, rất nhiều người bệnh sẽ xác định việc sử dụng thuốc điều trị suốt đời. Thế nhưng, việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh là chìa khóa then chốt trong việc kiểm soát huyết áp về lâu dài.

Nếu việc quản lý cuộc sống tốt giúp kiểm soát được huyết áp, người bệnh có thể trì hoãn được nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp; hoặc có thể dùng với liều lượng nhẹ hơn.

Dưới đây là những điều người bệnh cần biết khi lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp:

8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp - Ảnh 1.

Lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp là cách tốt nhất để giúp người bệnh có thể kiểm soát huyết áp - Ảnh: health.harvard

1. Lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp: Giảm cân

Cân nặng lớn và huyết áp thường có mối liên hệ khá mật thiết, chỉ số huyết áp tỷ lệ thuận với cân nặng. Khi cân nặng tăng lên, người thừa cân thường gặp phải tình trạng rối loạn hô hấp khi ngủ, đây là một trong những nguyên gây tăng huyết áp thứ phát thường xuyên diễn ra.

Giảm cân là bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp. Đây là một bước góp phần thay đổi lối sống để kiểm soát được huyết áp. Theo nhiều thống kê, cứ giảm mỗi cân, chỉ số huyết áp cũng giảm đi 1mmHg.

Không chỉ có ý nghĩa với người bị cao huyết áp, Giảm cân là bước chăm sóc sức khỏe đầu tiên đối với những người đang mắc bệnh xương khớp.

8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp - Ảnh 2.

Giảm cân là bước đầu tiên trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp - Ảnh: eatthis

2. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp. Người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống nhiều rau củ, trái cây, nhiều ngũ cốc và sữa ít béo. Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa. Chế độ ăn uống này có thể làm giảm huyết áp lên đến 11mmHg khi tình trạng tăng huyết áp diễn ra.

Người mắc bệnh cao huyết áp cũng nên ăn nhiều thực phẩm có chứa kali, bởi kali có khả năng làm giảm bớt tác dụng của natri so với huyết áp. Bạn có thể nạp nhiều kali bằng cách ăn nhiều trái cây và rau củ thay vì uống các viên uống bổ sung. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn hợp lý.

Hãy mua sắm thông minh, nên đọc hướng dẫn cũng như thành phần được ghi trên bao bì để đảm bảo tuân thủ kế hoạch ăn uống đề ra.

3. Thường xuyên tập thể dục

Hoạt động thể dục thể thao điều độ, khoảng 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm 5-8 mmHG. Điều quan trọng chính là người bệnh cần phải duy trì chế độ luyện tập thường xuyên, bởi nếu ngưng tập thể dục cũng có thể khiến huyết áp tăng lên.

Người mắc bệnh cao huyết áp có thể luyện tập một số bộ môn như khiêu vũ, bơi lội, đi bộ, đạp xe hoặc chạy bộ. Không nên tập luyện quá sức hoặc cường độ quá mạnh, bởi quá sức có thể gây ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp - Ảnh 3.

Người mắc bệnh cao huyết áp có thể luyện tập một số bộ môn như khiêu vũ, bơi lội, đi bộ, đạp xe hoặc chạy bộ - Ảnh: American heart

4. Ăn nhạt hơn, giảm muối tối đa

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc giảm bớt hàm lượng muối trong chế độ ăn uống có thể nâng cao sức khỏe tim mạch là giúp giảm huyết áp khoảng 5-8 mmHg. Nói chung, việc ăn nhạt hơn là điều tiên quyết trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp.

Người mắc bệnh cao huyết áp nên giới hạn muối trong chế độ ăn uống mỗi ngày là dưới 2.300mg natri. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyến nghị người bệnh cố gắng kiểm soát lượng natri ở dưới mức 1.500mg là lý tưởng nhất.

Khi mua sắm, bạn nên đọc kĩ thành phần muối có chứa trong các thực phẩm chế biến sẵn, không nên dùng muối để nêm nếm thức ăn. Tốt nhất, nên giảm lượng natri từ từ để cơ thể có thể có thời gian để kịp thích nghi.

5. Nói không với rượu bia

Nhiều nghiên cứu cho thấy, rượu mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu chỉ uống một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát được lượng cồn nạp vào cơ thể, nó lại biến thành thức uống nguy hiểm cho người mắc bệnh cao huyết áp.

Uống nhiều bia rượu có thể khiến huyết áp tăng lên. Ngoài ra, rượu bia có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc điều trị cao huyết áp. Do đó, bạn hãy giảm tối đa lượng rượu bia để kết quả của việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp được thành công.

8 bước quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp - Ảnh 4.

Hãy giảm tối đa lượng rượu bia để kết quả của việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp được thành công - Ảnh: medicalnewstoday

6. Bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá là vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp. Dừng hút thuốc sẽ giúp huyết áp được kiểm soát ổn định hơn. Ngoài ra, bỏ thuốc lá còn giúp bạn giảm đi nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và giúp nâng cao sức khỏe tổng thể.

7. Không để bản thân bị căng thẳng

Tâm trạng căng thẳng, lo lắng lâu dài có thể khiến huyết áp tăng cao. Tuy điều này vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên các chuyên gia y tế vẫn khuyến cáo rặng căng thẳng kéo dài có thể làm huyết áp tăng cao.

8. Kiểm tra huyết áp tại nhà và tái khám thường xuyên

Bên cạnh những điều kể trên, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên và tái khám đúng hẹn cũng vô cùng quan trọng việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp.

Việc theo dõi huyết áp tại nhà giúp người bệnh đảm bảo được huyết áp không bị tăng lên quá mức và đánh gia được các hoạt động lành mạnh khác cũng đang giúp ích trong việc kiểm soát chỉ số huyết áp. Người bệnh nên đo huyết áp 2 lần mỗi ngày vào các khung giờ cố định, và nên ghi chép cẩn thận kết quả để việc theo dõi được chính xác nhất.

Ngoài ra, người bệnh nên thực hiện tái khám đúng hẹn để bác sĩ theo dõi và kịp thời điều chỉnh kê toa thuốc nếu cần. Hãy trao đổi với bác sĩ mọi thứ trong việc lập kế hoạch để sống chung với cao huyết áp, bạn sẽ nhận được sự tư vấn chính xác và đúng hướng nhất.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm