Ăn mặn và thiếu rau quả, người Việt đang tự phá sức khỏe của mình

29/04/2019 - 08:48
Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, gồm thiếu dinh dưỡng và thừa cân-béo phì do thói quen ăn mặn và ăn ít rau quả.
Những con số đáng báo động
 
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường... gây ra 77% trong tổng số ca tử vong tại Việt Nam trong năm 2016. Con số này trong năm 4 từ 2012-2016 đã tăng 4% và đang có xu hướng tiếp tục tăng lên.
 
Bộ Y tế ước tính, cứ 10 ca tử vong ở Việt Nam thì 8 ca là do bệnh không lây nhiễm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ lệ bệnh không lây nhiễm là do đô thị hóa, kinh tế phát triển, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong lối sống và chế độ ăn uống của người dân.
Người Việt cói thói quen ăn nhiều muối...
Các nghiên cứu đã chỉ ra một điều không tưởng, một thói quen mà đa phần người trẻ mắc phải là việc ăn ít rau và trái cây là nguyên nhân của 19% số ca ung thư dạ dày, ruột; 33% các bệnh thiếu máu tim cục bộ và 11% số trường hợp quỵ. Trong khi, ăn nhiều muối là nguy cơ của đột quỵ, tăng huyết áp, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.
 
Theo số liệu điều tra quốc gia của Bộ Y tế năm 2015, hơn 1/2 người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây và người dân ăn muối nhiều gấp 2 lần so với khuyến nghị của WHO. Bên cạnh đó, việc người Việt rất thích đồ ngọt, nước ngọt, nước uông tăng lực, nước ép trái cây… khiến tỷ lệ thừa cân béo phì ở Việt Nam tăng nhanh từ 12% năm 2010 lên gần 16% dân số năm 2015.
 
TS. BS Đỗ Thị Phương Hà, Trưởng khoa Khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Viện Dinh dưỡng nhận định, Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, trong đó, suy dinh dưỡng vẫn là vấn đề lớn với sức khỏe cộng đồng. Các vấn đề về dinh dưỡng không hợp lý, thừa cân béo phì và các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang ngày càng gia tăng, tạo nên gánh nặng bệnh tật thậm chí còn lớn hơn các vấn đề về bệnh lây nhiễm.
... và rất ít rau quả 
Gánh nặng kép về dinh dưỡng
 
Béo phì gia tăng ko chỉ ở các khu vực thành thị, mà cả những vùng nông thôn Việt Nam. Người dân đang có xu hướng thích sử dụng các thực phẩm công nghiệp, chế biến sẵn, đóng hộp. Điều này đang góp phần làm gia tăng nhanh hơn tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm.
 
“Trong từng giai đoạn của cuộc đời, dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng. Do đó dinh dưỡng hợp lý và lành mạnh theo các giai đoạn của cuộc đời là vô cùng quan trọng để đảm bảo chúng ta có sự phát triển đầy đủ cả tinh thần và thể chất, cũng như chất lượng cuộc sống”, TS. BS Đỗ Thị Phương Hà cho biết.
 
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Trương Đình Bắc cũng cảnh báo, Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng, gồm thiếu dinh dưỡng và thừa cân-béo phì.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Trương Đình Bắc

Trong khi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, bữa ăn người dân còn thiếu về số lượng, mất cân đối về chất lương thì tại các đô thị, bữa ăn của người dân có xu hướng thừa năng lượng, tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa, đường muối và các loại thực phẩm tinh chế, chế biến sẵn có độ đậm độ năng lượng cao, nhiều acid béo thể trans, chỉ số đường huyết cao, nhiều muối, nghèo vi chất dinh dưỡng và chất xơ.

 
“Ưu tiên hiện nay đối với Việt Nam trong lĩnh vực bảo đảm dinh dưỡng là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi để góp phần phát triển chiều cao, tầm vóc, đồng thời kiểm soát thừa cân, béo phì và bệnh mãn tính không lấy bằng cách đảm bảo dinh dưỡng, kiểm soát năng lượng ăn vào; giảm mức tiêu thụ muối, đường, tăng tiêu thụ rau quả; sử dụng hợp lý chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân”, ông Bắc nhấn mạnh.
 
Theo Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trương Đình Bắc, để góp phần dự phòng các bệnh không lây nhiễm, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý so với tiêu chuẩn.
 
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền giúp người dân biết cách lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng có lợi hơn cho sức khỏe, đồng thời khuyến khích nhà sản xuất chủ động công bố ghi nhãn dinh dưỡng cho người tiêu dùng dễ nhận biết tổng năng lượng, đạm, béo, tinh bột và muối, đường…, từ đó có cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý giúp dự phòng hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.
 

Nghiên cứu cho thấy, chiều cao từ 3-18 tuổi sẽ tăng được 77cm, như vậy một trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nặng lúc 3 tuổi, thì khi 18 tuổi chỉ cao 158cm. Trong khi, một trẻ phát triển bình thường lúc 3 tuổi sẽ đạt chiều cao là 170,9cm khi 18 tuổi.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thừa cân-béo phì có xu hướng gia tăng ở cả người trưởng thành và trẻ em. Năm 2015, tỷ lệ thừa cân-bép phì ở trẻ em trên toàn quốc là 5,3% và ở người lớn là 15,6%. Tỷ lệ này đang gia tăng nhanh ở lửa tuổi tiền học đường và học đường, nhất là ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em dưới  5 tuổi ở TP HCM đã tăng gấp 3 lần trong hơn 10 năm qua, từ 3,7% lên 11,7%; ở học sinh phổ thông cũng tăng gấp đôi từ 11,6% lên 21,9%.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm