Andy Grove: Mối nguy hiểm lớn nhất là cứ đứng yên

01/11/2016 - 20:38
Andy Grove nhà đồng sáng lập Intel, là một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của thời hiện đại. Câu chuyện cuộc đời với những nguyên tắc sống của ông có thể là bài học hữu ích cho nhiều người.
Chẳng ngại xuất phát điểm thấp
Grove sinh năm 1936 ở Hungary, trong một gia đình trung lưu. Khi Grove lên 8 tuổi, phát xít Đức xâm chiếm Hungary, đẩy khoảng nửa triệu người Do Thái vào các trại tập trung. Mẹ con ông đã phải giả mạo danh tính và sống sót bằng cách ở chung với những người bạn của gia đình. Grove sống ở Áo đến năm 20 tuổi. Sau đó, Ủy ban Cứu trợ quốc tế giúp Grove di cư từ Áo sang Hoa Kỳ.
photo_092.jpg
Ở tuổi 21, hoàn toàn khánh kiệt và không thể nói tiếng Anh, Grove tìm được công việc đầu tiên là dọn dẹp bàn ăn trong 1 nhà hàng ở New York. Ông ngay lập tức theo đuổi việc học và đã có được tấm bằng Cử nhân kỹ sư hóa học của ĐH New York vào năm 1960, rồi đến tấm bằng Tiến sĩ về kỹ sư hóa học của ĐH California, Berkeley, năm 1963.

Grove đã nhận 1 vị trí tại Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Fairchild Semicondutor, một công ty con của Tổng công ty Fairchild Camera and Instrument ở California.

2 trong số các ông chủ của Grove, Robert Noyce và George Moore, đã dự đoán rằng, các chip máy tính sẽ tăng gấp đôi quyền lực và giảm nửa giá sau mỗi 18 tháng. Năm 1968, Noyce và Moore đã thành lập Intel với 2,3 triệu USD vốn khởi nghiệp. Grove là lựa chọn tuyển dụng đầu tiên của 2 người đó.

Không thỏa mãn với mỗi quyết định
Bạn thân của Grove - Giáo sư của trường Kinh doanh Harvard Clayton Christensen - nhận xét: “Grove không bao giờ thỏa mãn với những quyết định mà mình từng đưa ra. Có vẻ như sau khi đưa ra quyết định, Grove và các đồng nghiệp của ông đã bắt đầu tranh luận một lần nữa. Đó là lý do tại sao Intel dưới thời Andy Grove được cải tiến liên tục. Họ luôn cố gắng cải thiện mọi thứ”. Một trong những câu nói ưa thích của Grove là “Mối nguy hiểm lớn nhất là cứ đứng yên”.

Khiêm tốn giữ cho ta vững vàng
Andy Grove được biết đến với việc dùng sự tự tin của mình để khiến mọi người xung quanh ông cũng cảm thấy tự tin hơn. Không bao giờ có không khí bất bình đẳng hay ưu thế hơn.

Ông tâm đắc “chỉ có khiêm tốn còn lại”. Các CEO nên luôn tự coi mình là có thể thay thế và không nên cho rằng mình quá quan trọng để tránh những cư xử không phù hợp. “Nếu nhà quản lý đương thời muốn giữ công việc của họ khi doanh nghiệp đang trải qua sự thay đổi sâu sắc, thì họ phải chấp nhận sự khách quan mang tính trí tuệ của người bên ngoài”, Grove nhấn mạnh.

Grove là một trong những giám đốc điều hành đầu tiên ngồi ở khối văn phòng với các nhân viên của mình. Ông đã tạo sự sắp xếp này để loại bỏ rào cản giữa đội ngũ điều hành và nhân viên, để bản thân sẵn sàng với tất cả các phản hồi. Grove cũng là một trong những CEO đầu tiên thiết lập văn hóa không phân cấp nơi làm việc.

Nắm bắt từng cơ hội
Grove được biết đến không chỉ bởi việc giảng dạy trên lớp học mà còn như là một cố vấn một-một. Grove đã cố vấn cho tất cả mọi người, từ các nhân viên của ông cho đến các biểu tượng của Thung lũng Silicon như Steve Jobs, Larry Ellison, Mark Zuckerberg hay Bill Gates.

Ông đã dùng kinh nghiệm cuộc sống của mình như là một công cụ giảng dạy cho những người khác. Thậm chí, ngay cả khi ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt vào năm 1996, Grove đã công khai đối mặt với nó và trải lòng về hành trình điều trị của mình trong một câu chuyện của tạp chí Fortune.
Grove là bằng chứng cho thấy rằng, ngay cả những người đến từ hoàn cảnh khó khăn nhất, với chồng chất những gian nan, cũng có thể phát triển vươn lên thành một trong những người có tầm quan trọng bậc nhất trong lịch sử. Ông đã cho chúng ta thấy những gì có thể xảy đến khi một thiên tài có được cơ hội để phát triển những tiềm năng lớn nhất của mình.
ap_554887436495-e1458672407918.jpg
Andy Grove nhà đồng sáng lập Intel với Bill Gates
steve_jobs_with_andy_grove.jpg
 Andy Grove nhà đồng sáng lập Intel với Steve Jobs

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm