pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà bầu bị cảm lạnh có uống trà gừng được không?
Khi mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ bị ức chế và thường có nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh... Vì sự an toàn của thai nhi mà kháng sinh không thường được ưu tiên trong các trường hợp này nên nhiều mẹ lựa chọn các loại trà giải cảm để giảm nhẹ triệu chứng, trong đó có trà gừng.
1. Những lợi ích có thể có của trà gừng trong thai kỳ
Trà gừng được làm bằng cách ngâm trực tiếp gừng tươi hoặc gừng sấy khô vào nước nóng. Trước khi tìm hiểu về việc mang thai bị cảm lạnh có uống trà gừng được không, bạn cần nắm một số thông tin về lợi ích và tác hại của trà gừng trong thai kỳ.
Có tới 80% phụ nữ bị buồn nôn và nôn trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu được gọi là ốm nghén. May mắn là gừng chứ hai loại hợp chất gồm gingerols (có nhiều trong gừng tươi) và shogaols (có nhiều trong gừng khô) có tác động tới các thụ thể trong hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày và giảm cảm giác buồn nôn.
Điều này có nghĩa là trà gừng phù hợp để làm thức uống giúp giảm cảm giác ốm nghén ở phụ nữ mang thai (2).
Ngoài ra, gừng cũng được chứng minh là giúp giảm các cơn đau do co thắt tử cung thường gặp trong 3 tháng đầu thai kì (3). Nhiều người cho rằng uống trà gừng cũng giúp giảm chuột rút trong thai kì, nhưng quan niệm này chưa có nghiên cứu nào phân tích cụ thể.
Các nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa việc uống trà gừng khi mang thai và nguy cơ sinh nôn, thai lưu, nhẹ cân hay các biến chứng khác. Tuy nhiên có một số bằng chứng cho thấy không nên uống trà gừng gần thời điểm chuyển da vì gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai, chảy máu âm đạo hay các vấn đề về đông máu cũng nên tránh các sản phẩm từ gừng (4).
Ngoài ra thì thường xuyên uống một lượng lớn trà gừng có thể gây khó chịu cho đường tiêu hóa bao gồm ợ nóng, đầy hơi.
Công dụng của gừng trong điều trị cảm lạnh
Theo một vài nghiên cứu thì gừng có thể ngăn ngừa cảm lạnh, dịu đau họng, giảm tắc nghẽn mũi và giảm viêm. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn cần các đánh giá sâu hơn để chứng minh thêm về các công dụng cụ thể này.
- Tính kháng khuẩn
Một nghiên cứu năm 2011 (5) trong phòng thí nghiệm cho thấy gừng có tác dụng kháng khuẩn cao hơn so với kháng sinh trong việc chống lại Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes.S. pyogenes gây viêm họng liên cầu khuẩn.
- Tính kháng virus
Khi nghiên cứu ống nghiệm ở động vật (6), các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra đặc tính chống đau và sốt ở gừng tươi - hay nói cách khác, gừng tươi cho thấy tác dụng trong việc chống lại virus đường hô hấp trong các mô hình nhiễm trùng đường hô hấp và dường như ngăn chặn được sự sản sinh của virus.
- Chống viêm
Một mô hình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm khác cho thấy gừng có tác dụng chống viêm, giảm viêm họng và viêm sau cổ họng (7).
- Chống oxy hóa
Một nghiên cứu năm 2012 (8) cho thấy so với hạt tiêu, nhục đậu khấu thì gừng có tính oxy hóa cao hơn cả có tác dụng ngăn ngừa tổn thương tế bào do viêm.
Tuy nhiên, điều quan trọng mà bạn cần nhớ đó là các công dụng này đều được chỉ ra qua các nghiên cứu có quy mô nhỏ trong phòng thí nghiệm hoặc trên động vật.
2. Mang thai bị cảm lạnh có uống trà gừng được không?
Cảm lạnh thường bắt đầu bằng tình trạng đau hoặc ngứa họng kéo dài trong một hoặc hai ngày; sau đó là sự khởi phát của các triệu chứng khác như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, mệt mỏi, ho khan...
Các triệu chứng thường kéo dài từ 10 - 14 ngày và để giảm các triệu chứng hô hấp khó chịu bà bầu có thể uống các loại đồ uống ấm như trà gừng hoặc súp. Gừng giúp làm ấm cơ thể, cải thiện lưu thông máu và chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng. Điều quan trọng là phải cố gắng uống đủ nước để giữ nước giúp cả bạn và em bé đều được dễ chịu hơn.
Như vậy có thể thấy mang thai bị cảm lạnh có thể uống trà gừng, tuy nhiên cần uống với liều lượng hợp lý.
Uống trà gừng khi mang thai liều lượng nào là an toàn?
Mặc dù trà gừng phù hợp giúp giảm nhiều triệu chứng khó chịu khi mang thai nhưng để an toàn cần có một liều lượng hợp lý. Tuy không có liều lượng tiêu chuẩn để giảm buồn nôn trong thai kì nhưng nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng khoảng 1g (1000mg) gừng mỗi ngày là an toàn (9).
Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, phụ nữa mang thai cần:
- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc
- Tập một số bài tập nhẹ nhàng và an toàn cho thai kì khi không bị sốt hoặc ho
- Ăn uống đầy đủ, lành mạnh bao gồm thịt gà, thịt bò, thịt lớn, trứng, sữa chua... để tăng cường miễn dịch tự nhiên. Nên tập trung vào các thực phẩm giàu vitamin C và Kẽm
- Nếu bạn bị khó thở do ngạt mũi, có thể kê cao gối khi nằm
- Bù ẩm cho không khí để giảm kích ứng cho họng và mũi
- Xịt rửa mũi và súc miệng sạch sẽ.
Nếu có ý định sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới thai kỳ.
3. Khi nào thì bà bầu bị cảm lạnh cần thăm khám?
Nếu như phụ nữ mang thai bị cảm lạnh có các biểu hiện sau, cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ:
- Sốt trên 38,5 độ
- Cảm lạnh ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt bao gồm ăn, ngủ
- Ho ra chất nhầy màu xanh lá cây hoặc vàng
- Thở khò khè, ho kèm theo đau tức ngực
- Đau nhói ở các xoang
- Các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày.