pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Hầu hết mọi phụ nữ trong thời gian mang thai dễ gặp phải tình trạng táo bón. Đây được biết đến là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng bị bệnh trĩ ở bà bầu. Còn tùy thuộc vào mức độ bệnh mà mẹ bầu có thể sinh con tự nhiên hay không.
1. Bệnh trĩ ở bà bầu
Trĩ là một bệnh hình thành khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bà bầu bị giãn quá mức. Tình trạng này xảy ra trong thời gian mang thai đặc biệt xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ 3 khi mà tử cung của bà bầu bắt đầu mở rộng đồng thời lúc này gây nên áp lực ở các tĩnh mạch.
Biểu hiện của bệnh trĩ là gây đau đớn, khó chịu. Ngoài ra còn hiện tượng ngứa hậu môn hoặc bị chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng này gây nhiều phiền toái trong cuộc sống. Tuy nhiên, đây không phải bệnh quá đáng lo ngại và bệnh trĩ ở bà bầu không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ và em bé.
Trong khi đó, bệnh trĩ thông thường chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Dù có thể quá trình rặn khi chuyển dạ của sản phụ sẽ khiến các triệu chứng của bệnh trĩ nặng hơn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh trĩ ở mẹ bầu thường tự lành sau khi sinh em bé.
Bệnh trĩ có thể xuất hiện lần đầu khi phụ nữ mang thai nhưng không ít trường hợp nếu từng mắc bệnh trĩ trước đó thì khả năng bà bầu bị tái phát trong thai kỳ rất lớn.
Đọc thêm:
Nhận biết những dấu hiệu bệnh trĩ ở bà bầu
Nguy hiểm biến chứng vô sinh ở người mắc bệnh trĩ
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị trĩ
Tam cá nguyệt thứ 3 là khoảng thời gian khiến bà bầu dễ bị trĩ nhất bởi vì thai nhi lúc này đã phát triển lớn hơn. Đồng thời, tử cung cũng lớn dần và tạo áp lực lên vùng xương chậu. Do sự tăng trưởng của thai nhi này gây ra áp lực lớn đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn và trực tràng, và theo thời gian sẽ khiến tĩnh mạch bị giãn quá mức, gây ra hiện tượng sưng, đau.
Không những thế, lượng hormone progesterone khi mang thai tăng cao cũng là nguyên nhân góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ và gây giãn thành tĩnh mạch khiến tĩnh thành mạch bị sưng. Thể tích máu ra tăng cũng khiến mạch mở rộng trở thành nguyên nhân gây bệnh trĩ trong thai kỳ.
Nguyên nhân phổ biến gây hiện tượng trĩ khi bà bầu mang thai như sau:
- Áp lực do tăng trọng lượng cơ thể khi bầu.
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây trĩ khi mang thai.
- Căng thẳng khi đi đại tiện. Nghiêm trọng hơn đối với những bà bầu bị táo bón trong thai kỳ, khả năng bị bệnh trĩ rất cao.
- Các sản phẩm bổ sung sắt có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị táo bón ở bà bầu. Thay vào uống sắt, mẹ bầu nên bổ sung sắt qua các loại thực phẩm nhằm hạn chế tác dụng phụ do thuốc gây ra.
- Thay đổi hormone khi mang thai là nguyên nhân làm chậm quá trình di chuyển thức ăn qua đường tiêu hoá, tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bệnh táo bón ở bà bầu.
3. Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?
Hầu hết mọi bà bầu đều thắc mắc, liệu mình bị trĩ thì có sinh thường được không hay nhất định phải sinh mổ.
Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết rằng, dù nằm gần cơ quan sinh dục nhưng thực tế bệnh trĩ ở bà bầu lại không gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và sinh con tự nhiên.
Do đó, trả lời cho câu hỏi: "Bà bầu bị trĩ có sinh thường được không?" thì câu trả lời là Có. Bà bầu hoàn toàn có thể sinh thường được dù bị bệnh trĩ.
Đối với những trường hợp búi trĩ quá to, gây ra những khó khăn trong quá trình đại tiện của bà bầu thì cần sớm can thiệp và thực hiện phẫu thuật y khoa. Chú ý, thời gian mẹ bầu sau sinh cần ít nhất 6 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ để các cơ ở hậu môn trở lại trạng thái bình thường.
Ngoài ra, tình trạng búi trĩ thế nào, cần thăm khám của bác sĩ chuyên khoa để nhận đánh ra và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Vì vậy, thực tế chuyện bà bầu bị trĩ có sinh thường được không? còn phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Đối với các trường hợp bệnh trĩ mới bắt đầu, các triệu chứng còn nhẹ thì sẽ không gây ra nhiều khó khăn khi bà bầu sinh tự nhiên và bệnh cũng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bé.
Nhưng đối với các tường hợp búi trĩ to, mức độ trĩ nghiêm trọng khi mẹ bầu cần rặn đẻ có thể sẽ làm búi trĩ sa ra ngoài nhiều hơn và gây tổn thương hậu môn. Điều kiện này, tốt nhất mẹ bầu nên lựa chọn phương pháp sinh mổ vì cố dùng sức để sinh em bé có thể khiến hậu môn bị tổn thương dẫn đến nguy hiểm như xuất huyết hay nhiễm trùng.
4. Trường hợp nào cần xử lý búi trĩ trước khi sinh hoặc ngay sau khi sinh?
Có một vài trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc và đánh giá nguy cơ để đưa ra biện pháp phù hợp nhất.
- Trĩ ngoại tắc mạch:
Tình trạng này bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ bầu tiến hành phẫu thuật để cắt búi trĩ. Đối với mẹ bầu, để an toàn chỉ dùng biện pháp gây tê tại chỗ mới không ảnh hưởng tới thai nhi vì gây tê tủy sống có thể tác động đến thai nhi nguy hiểm có thể gây tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
- Trĩ ở mức độ IV có chảy máu:
Trường hợp trĩ ở mức độ này, bác sĩ sẽ xử lý tạm thời như kê các loại thuốc co mạch, tăng sức bền hoặc thuốc giảm đau, cầm máu phù hợp đối với từng mẹ bầu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng đưa ra các hướng dẫn về việc co búi trĩ, cầm máu và thực hiện tại nhà để chờ đến sau khi sinh mới chữa trị.
5. Bà bầu nên làm gì khi bị trĩ?
Tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh trĩ khi mang thai, bà bầu cần có các biện pháp xử lý khác nhau.
Đối với trường hợp bệnh trĩ ở bà bầu nhẹ, có thể tự khỏi sau khi mang thai thì thực hiện một vài cách dưới đây sẽ giúp bà bầu giảm tình trạng đau, ngứa và khó chịu do trĩ gây ra.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày.
- Chườm lạnh vùng hậu môn nhiều lần trong ngày có tác dụng giảm sưng, đau ở búi trĩ.
- Luôn giữ hậu môn sạch sẽ, khô ráo.
- Sử dụng các loại thuốc bôi trĩ cần thiết. Một số loại thuốc có tác dụng giảm đau, ngứa quanh hậu môn an toàn cho bà bầu. Lưu ý, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ sản khoa để đảm bảo an toàn.