Bà mẹ 32 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, nguyên nhân đến từ chồng cũ

HN
12/11/2022 - 17:04
Không phải mọi trường hợp nhiễm HPV đều chuyển sang ung thư cổ tử cung nhưng nếu nhiễm HPV nguy cơ cao mà không được xử lý kịp thời thì có thể tạo cơ hội cho ung thư cổ tử cung phát triển.

Những ngày cuối tháng 10 vừa rồi, trang thông tin Sohu của Trung Quốc đưa tin trường hợp một bà mẹ 32 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung. Đáng nói, cô đã li hôn chồng, sống cùng con nhỏ và không có "quan hệ vợ chồng" với ai.

Bà mẹ xấu số này tên là Thiến Thiến. Sau khi ly hôn chồng, Thiến Thiến sống cùng một đứa con nhỏ và sau 4 năm làm việc chăm chỉ, cô cũng có một chút tiền tiết kiệm cho 2 mẹ con. Thế nhưng, không ngờ, vào ngày sinh nhật lần thứ 32 của mình, cô được thông báo bị ung thư cổ tử cung.

Giống như tiếng sét giữa trời quang, nghĩ đi nghĩ lại cô vẫn không thể biết vì sao mình lại mắc bệnh này. Cô chỉ sống với con nhỏ, không có "sinh hoạt vợ chồng" với ai, vậy thì nguyên nhân do đâu? Bác sĩ đề nghị Thiến Thiến nhập viện, cô cũng hợp tác, nhưng đáng tiếc, bệnh đã ở giai đoạn cuối và cô qua đời sau 2 tháng nhập viện.

Bà mẹ 32 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, bác sĩ lắc đầu vì nguyên nhân đến từ người chồng đã ly hôn - Ảnh 1.

Tại sao Thiến Thiến lại bị ung thư cổ tử cung?

Bác sĩ cho biết, có thể Thiến Thiến đã nhiễm virus HPV từ chồng mình trong thời gian còn chung sống. Khi mang thai, trên người cô mọc rất nhiều mụn thịt. Cho rằng là do thay đổi nội tiết tố nên cô cũng không để ý. Hơn nữa, kinh nguyệt của cô cũng không đều nhưng lại do là áp lực công việc quá lớn nên cô cũng không đi kiểm tra. Nhưng theo bác sĩ, các dấu hiệu trên của Thiến Thiến đều có thể là biểu hiện ban đầu của HPV. Nếu cô đi khám và điều trị kịp thời thì đã không có điều đáng tiếc này xảy ra. Không phải mọi trường hợp nhiễm HPV đều chuyển sang ung thư cổ tử cung nhưng nếu nhiễm HPV nguy cơ cao mà không được xử lý kịp thời thì có thể tạo cơ hội cho ung thư cổ tử cung phát triển.

Ung thư cổ tử cung là một trong những loại bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới trên 30 tuổi. Không phải bàn cãi rằng, đây là "cơn ác mộng" khiến nhiều chị em phải sợ hãi vì tỷ lệ mắc khá cao. Theo các bác sĩ phụ sản thuộc Bệnh viện liên kết thứ ba của Đại học y Quảng Châu (Trung Quốc), cách tốt nhất để chặn đứng ung thư cổ tử cung chính là phải phòng bệnh từ sớm. Ngoài việc vệ sinh sạch sẽ "vùng kín", chị em cũng cần chú ý "chuyện vợ chồng" và cả những dấu hiệu trong kì kinh nguyệt của mình. Đặc biệt, với chị em ngoài 30 tuổi, hệ nội tiết bắt đầu thay đổi, các yếu tố nguy cơ càng tăng nên càng cần phải lưu ý hơn.

Bà mẹ 32 tuổi qua đời vì ung thư cổ tử cung, bác sĩ lắc đầu vì nguyên nhân đến từ người chồng đã ly hôn - Ảnh 2.

Khi mắc ung thư cổ tử cung, chị em sẽ có một số dấu hiệu điển hình 

- Kinh nguyệt không đều, ra máu âm đạo bất thường, ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục, ra khí hư âm đạo màu vàng, có mùi khó chịu hoặc khí hư có nhầy máu: Theo tiến sĩ John Moroney – phó giáo sư về ung thư phụ khoa tại Đại học Chicago (Mỹ) cho biết, một trong những hiện tượng phổ biến nhất của ung thư cổ tử cung chính là chảy máu âm đạo bất thường, mặc dù không phải trong chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, nếu kinh nguyệt nặng hơn bình thường hoặc xuất huyết ở phụ nữ mãn kinh cũng là dấu hiệu bệnh.

- Đau tức vùng bụng dưới, tiểu nhiều lần, khó chịu khi đi tiểu; đi tiểu, đi ngoài ra máu khi ung thư xâm lấn bàng quang, trực tràng: Theo bác sĩ phụ khoa Tracy Scheller từ Bệnh viện Englewood, New Jersey (Mỹ) thông tin, khi một phụ nữ bị ung thư cổ tử cung, các tế bào sẽ sinh sản theo cấp số nhân và tạo thành một khối bao gồm các mô ung thư. Lúc này, khối u đã phát triển nhiều đến mức chèn ép vùng bụng dưới và gây đau nhức.

Các bác sĩ nhận định, ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm, tuy nhiên có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro.

Nguồn: Sohu, QQ, Healthline
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm