'Bà mẹ chiến binh' một mình nuôi con bị zika

28/07/2016 - 18:04
Ngày Josemary Gomes mang Gilberto, cậu con trai mới sinh của mình về căn nhà nhỏ, bà đã đặt con lên giường và lặng lẽ khóc. Không có ai ở đó để an ủi người mẹ đơn thân này.
“Tôi ngẩng đầu lên và nhận ra rằng tôi sẽ phải tiếp tục hành trình này một mình” - bà Josemary nhớ lại.
Bà Gomes là một trong số rất nhiều phụ nữ ở Brazil đang phải một mình nuôi dưỡng những đứa con bị ảnh hưởng bởi virus Zika. Đây có thể là những người chưa từng kết hôn hoặc cũng có thể là những người phụ nữ từng kết hôn nhưng bị chồng bỏ vì sinh ra những đứa con dị tật. Họ phải chịu đựng những áp lực về mặt tinh thần, gánh nặng kinh tế và chịu sự nhòm ngó của những người khác trong cộng đồng.
“Tôi ngẩng đầu lên và nhận ra rằng tôi sẽ phải tiếp tục hành trình này một mình” - bà Josemary nhớ lại. Bà Gomes là một trong số rất nhiều phụ nữ ở Brazil đang phải một mình nuôi dưỡng những đứa con bị ảnh hưởng bởi virus Zika. Đây có thể là những người chưa từng kết hôn hoặc cũng có thể là những người phụ nữ từng kết hôn nhưng bị chồng bỏ vì sinh ra những đứa con dị tật. Họ phải chịu đựng những áp lực về mặt tinh thần, gánh nặng kinh tế và chịu sự nhòm ngó của những người khác trong cộng đồng.
“Chúng tôi nghĩ rằng những người đàn ông rất khó chấp nhận chuyện này!” - Simone Jordao, người đứng đầu trung tâm điều trị trẻ em bị dị tật ở Brazil cho biết - “Ban đầu họ có cố gắng, nhưng sau đó họ cảm thấy mệt mỏi và quyết định rời bỏ gia đình. Những người phụ nữ bị bỏ lại một mình, họ thực sự cần rất nhiều sự hỗ trợ”.
Trước khi gặp cha của Gilberto, bà Gomes, 34 tuổi, đang tự mình nuôi dưỡng 4 cậu con trai. Bà cho rằng người đàn ông này sẽ giúp bà chăm sóc các con. Thế nhưng, khi bà mang thai, người đàn ông đó mới nói với bà rằng ông ta đã kết hôn. Thi thoảng, ông ta gửi tiền để giúp bà trang trải chi phí. 
Khi đau đẻ, bà phải tự mình đón xe buýt đến bệnh viện Phụ sản. Chuyến xe buýt kéo dài một tiếng đồng hồ. Sau khi bà sinh, bác sĩ đã đến và đặt rất nhiều câu hỏi cho bà. Bác sĩ nói rằng đầu thằng bé quá nhỏ so với kích cỡ cơ thể. Thằng bé đang có các triệu chứng của Zika. Bà đã nghĩ rằng bác sĩ nhầm. Những kỳ kiểm tra trong quá trình mang thai của bà không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Bà gọi điện cho cha của đứa bé, người đàn ông này đã không chịu chấp nhận.
Bà cũng không dám tin vào điều này. Những người có dị tật ở Brazil thường bị kỳ thị, đặc biệt ở những vùng đất còn nghèo nàn và cổ hủ như nơi bà đang sống, người ta cho rằng những đứa trẻ đầu nhỏ đều bị “quỷ ám”.
Sau đó, người đàn ông không còn gửi tiền trợ cấp cho mẹ con bà nữa. Bà bắt buộc phải trở thành “người mẹ chiến binh”.
Gilberto giờ đã gần 8 tháng tuổi, chậm phát triển và thường xuyên khóc. Những lúc phải vào bếp, bà thường giao thằng bé cho Marcos, cậu con trai 9 tuổi.
“Chúng tôi nghĩ rằng những người đàn ông rất khó chấp nhận chuyện này!” - Simone Jordao, người đứng đầu trung tâm điều trị trẻ em bị dị tật ở Brazil cho biết - “Ban đầu họ có cố gắng, nhưng sau đó họ cảm thấy mệt mỏi và quyết định rời bỏ gia đình. Những người phụ nữ bị bỏ lại một mình, họ thực sự cần rất nhiều sự hỗ trợ”. Trước khi gặp cha của Gilberto, bà Gomes, 34 tuổi, đang tự mình nuôi dưỡng 4 cậu con trai. Bà cho rằng người đàn ông này sẽ giúp bà chăm sóc các con. Thế nhưng, khi bà mang thai, người đàn ông đó mới nói với bà rằng ông ta đã kết hôn. Thi thoảng, ông ta gửi tiền để giúp bà trang trải chi phí. Khi đau đẻ, bà phải tự mình đón xe buýt đến bệnh viện Phụ sản. Chuyến xe buýt kéo dài một tiếng đồng hồ. Sau khi bà sinh, bác sĩ đã đến và đặt rất nhiều câu hỏi cho bà. Bác sĩ nói rằng đầu thằng bé quá nhỏ so với kích cỡ cơ thể. Thằng bé đang có các triệu chứng của Zika. Bà đã nghĩ rằng bác sĩ nhầm. Những kỳ kiểm tra trong quá trình mang thai của bà không cho thấy bất cứ dấu hiệu nào bất thường. Bà gọi điện cho cha của đứa bé, người đàn ông này đã không chịu chấp nhận. Bà cũng không dám tin vào điều này. Những người có dị tật ở Brazil thường bị kỳ thị, đặc biệt ở những vùng đất còn nghèo nàn và cổ hủ như nơi bà đang sống, người ta cho rằng những đứa trẻ đầu nhỏ đều bị “quỷ ám”. Sau đó, người đàn ông không còn gửi tiền trợ cấp cho mẹ con bà nữa. Bà bắt buộc phải trở thành “người mẹ chiến binh”. Gilberto giờ đã gần 8 tháng tuổi, chậm phát triển và thường xuyên khóc. Những lúc phải vào bếp, bà thường giao thằng bé cho Marcos, cậu con trai 9 tuổi.
Trước khi sinh Gilberto, bà Gomes nấu ăn và lau dọn ở một nhà hàng. Hiện tại, nguồn thu nhập duy nhất của bà là khoản tiền hỗ trợ hằng tháng của Chính phủ dành cho những gia đình nghèo. Bà được nhận khoảng 130 đô la Mỹ mỗi tháng. 
Bà phải ngủ chung với các con vì không có đủ giường. Họ không có điều hòa, không có nước uống. Muỗi bay khắp nơi. 
“Thi thoảng, tôi cũng muốn dọn ra khỏi nơi này. Nhưng tiền thuê nhà ở đây khá rẻ, chưa tới 40 đô la Mỹ một tháng”.
Bệnh viện khuyến khích bà Gomes đăng ký nhận trợ cấp dành cho các gia đình có con bị dị tật. Thế nhưng, quá trình đăng ký cũng khá phức tạp và bà đang phải chỉnh sửa một lỗi sai nhỏ trên giấy khai sinh của một cậu con trai.
Khi bà hết tiền, bà xin bỉm và sữa tắm cho em bé ở phòng dự trữ của bệnh viện. Từ khi dịch Zika bắt đầu, rất nhiều người đã quyết định quyên góp. 
Bà đã từng cảm thấy xấu hổ khi cầu tới sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng bây giờ, bà nói, bà sẵn sàng nhờ vả bất cứ ai.
“Tôi là bố của Gilberto” - bà nói - “Giờ tôi vừa là bố, vừa là mẹ của thằng bé”.
Trước khi sinh Gilberto, bà Gomes nấu ăn và lau dọn ở một nhà hàng. Hiện tại, nguồn thu nhập duy nhất của bà là khoản tiền hỗ trợ hằng tháng của Chính phủ dành cho những gia đình nghèo. Bà được nhận khoảng 130 đô la Mỹ mỗi tháng. Bà phải ngủ chung với các con vì không có đủ giường. Họ không có điều hòa, không có nước uống. Muỗi bay khắp nơi. “Thi thoảng, tôi cũng muốn dọn ra khỏi nơi này. Nhưng tiền thuê nhà ở đây khá rẻ, chưa tới 40 đô la Mỹ một tháng”. Bệnh viện khuyến khích bà Gomes đăng ký nhận trợ cấp dành cho các gia đình có con bị dị tật. Thế nhưng, quá trình đăng ký cũng khá phức tạp và bà đang phải chỉnh sửa một lỗi sai nhỏ trên giấy khai sinh của một cậu con trai. Khi bà hết tiền, bà xin bỉm và sữa tắm cho em bé ở phòng dự trữ của bệnh viện. Từ khi dịch Zika bắt đầu, rất nhiều người đã quyết định quyên góp. Bà đã từng cảm thấy xấu hổ khi cầu tới sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng bây giờ, bà nói, bà sẵn sàng nhờ vả bất cứ ai. “Tôi là bố của Gilberto” - bà nói - “Giờ tôi vừa là bố, vừa là mẹ của thằng bé”.
Bà Gomes phải thức dậy mỗi sáng lúc 3h45. Bà thay đồ và cho Gilberto ăn trong bóng tối, để lại thức ăn trên mặt bàn cho những cậu con trai còn lại trước khi đón chuyến xe miễn phí để tới bệnh viện Pedro. 
Bà Gomes cùng với rất nhiều bà mẹ khác đưa con đến để tham gia các buổi tư vấn tâm lý, tư vấn trị liệu. Những người cha không bao giờ xuất hiện.
Chuyên gia tâm lý Jacqueline Loureiro nói rằng, trong số hơn 40 người phụ nữ bà đang hỗ trợ tư vấn, có tới hơn 30 người không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt tài chính hay tinh thần từ bố của đứa trẻ.
Bà Gomes phải thức dậy mỗi sáng lúc 3h45. Bà thay đồ và cho Gilberto ăn trong bóng tối, để lại thức ăn trên mặt bàn cho những cậu con trai còn lại trước khi đón chuyến xe miễn phí để tới bệnh viện Pedro. Bà Gomes cùng với rất nhiều bà mẹ khác đưa con đến để tham gia các buổi tư vấn tâm lý, tư vấn trị liệu. Những người cha không bao giờ xuất hiện. Chuyên gia tâm lý Jacqueline Loureiro nói rằng, trong số hơn 40 người phụ nữ bà đang hỗ trợ tư vấn, có tới hơn 30 người không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt tài chính hay tinh thần từ bố của đứa trẻ.
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm