pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bà mẹ thành phố khinh đứa trẻ nông thôn trượt đại học, 8 năm sau bật khóc khi nhìn lại
Sự thành công của mỗi đứa trẻ dựa vào rất nhiều yếu tố, trong đó có gen thông minh bẩm sinh, nơi sinh sống hay cách giáo dục của cha mẹ. Một câu chuyện mới đây được chia sẻ bởi chính những người trong cuộc đã gây bất ngờ cho rất nhiều người.
Theo chia sẻ, bà Lưu (Trung Quốc) có hai cô con gái nhưng cuộc sống của hai người rất khác nhau sau khi kết hôn. Cô con gái lớn A Hua nên duyên cùng một anh nông dân nghèo, sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng. Con gái thứ hai Aru lại may mắn hơn, vợ chồng cô có hỗ trợ tài chính từ gia đình chồng nên sớm mở một siêu thị trong thành phố và sống cuộc sống đầy đủ hơn.
Sau khi lấy chồng, sinh con, vì điều kiện xa xôi và bận kế sinh nhai và thường thay phiên nhau về thăm mẹ nên cả hai gia đình rất ít khi gặp nhau.
Nói về A Hua, vợ chồng cô có một cậu con trai. Thu nhập ít ỏi không đủ trang trải cuộc sống nhưng cô luôn muốn con mình được giáo dục tử tế nên khăng khăng phải cho con đi học. Đứa trẻ thì khá nghịch ngợm, thành tích học tập không tốt nhưng bẩm sinh là cậu bé rất thông minh. Biết con trai thông minh nhưng vì tuổi nhỏ mải chơi nên A Hua luôn khuyến khích con học tập, đi theo con đường mà con mong muốn.
Ngược lại với chị gái, Aru có điều kiện về kinh tế hơn sau khi mở siêu thị nên rất chiều chuộng con trai, tạo cho con nhiều cơ hội để phát triển nên thành tích học tập của cậu bé rất tốt. Điều đó càng khiến Aru cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cách nuôi dạy con của mình.
Hai đứa trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình khác nhau, có môi trường sống và học tập khác nhau. Tuy nhiên chúng đều được cha mẹ chuẩn bị cho tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học và quả thật đã có một khoảng cách lớn trong kết quả thi.
Đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở nông thôn - con chị A Hua, đạt 200 điểm nên khiến bà mẹ rất buồn. Ngược lại, con trai chị Aru lại đạt 670 điểm và được nhận vào một trường đại học danh tiếng. Aru vô cùng tự hào về điều đó nên đi đến đâu cũng khoe về thành tích của con trai. Đặc biệt, khi gặp người chị gái của mình, cô còn khẳng định, chắc chắn con trai mình sẽ có một tương lai tốt.
Không đậu đại học, con trai chị A Hua bắt đầu ra ngoài đi làm, bươn chải cuộc sống. Thương con nhưng chị A Hua đành chấp nhận điều đó, tuy nhiên, chị vẫn tin con trai mình là một đứa trẻ thông minh, sẽ sớm thoát ra khỏi cuộc sống mưu sinh vất vả.
Quả thực, "phim hay phải chờ đoạn kết". Chỉ 8 năm sau đó, người mẹ thành thị Aru năm nào từng cười nhạo chị gái của mình vì có đứa con học hành kém cỏi đã phải bật khóc...
Trong một ngày Aru đi gặp sếp của con trai để gửi tặng quà với mong muốn con trai được nâng đỡ hơn trong quá trình làm việc thì bà bất ngờ phát hiện, vị sếp của con trai mình không ai khác chính là con trai của chị gái A Hua. Bà bật khóc vì không hiểu lý do gì đã giúp cháu trai của mình lại có được một vị trí lãnh đạo cao hơn, trong khi không được học đại học như con của mình.
Trong một lần hai chị em gái tình cờ gặp lại nhau ở nhà mẹ đẻ, Aru đem điều này để hỏi chị gái, A Hua đáp rằng: "Đừng xem thường con trai của chị vì thằng bé không đậu đại học, nó có thể không giỏi các kiến thức trong sách vở nhưng chị tin rằng nó là một thằng bé thông minh và mạnh mẽ, nó chưa bao giờ từ bỏ sự cố gắng thành công của bản thân. Bởi vì nó có một cuộc sống với rất nhiều "sự đấu tranh" nên luôn cố gắng để đạt được thành công và đến ngày hôm nay, nó đã làm rất tốt điều đó".
Sau khi nghe những lời chị gái nói, Aru suy nghĩ rất nhiều và bắt đầu hiểu ra rằng vinh quang năm đó của con trai cô không bao gồm những thành tựu trong tương lai bởi cuộc sống luôn thay đổi. Nếu con của mình ngủ vùi trong chiến thắng, mọi thứ sẽ không thể tốt đẹp hơn.