Bà nuôi cháu bụ bẫm, nhiều ngấn tưởng khỏe mạnh, bác sĩ lắc đầu bảo phải cắt cụt chân

Hạ Mây
23/08/2020 - 14:30
Bà nuôi cháu bụ bẫm, nhiều ngấn tưởng khỏe mạnh, bác sĩ lắc đầu bảo phải cắt cụt chân
Nhiều người quan niệm mỡ trắng và mập mạp ở trẻ em là tốt, thế nhưng trường hợp của chị Quyên khiến nhiều cha mẹ vỡ lẽ..

Cha mẹ nào cũng mong con mình sinh ra sẽ trắng trẻo, mập mạp bởi theo quan điểm của nhiều thế hệ phụ huynh những đặc điểm này chứng tỏ em bé khỏe khoắn và có nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, một trường hợp đáng tiếc ở Trung Quốc đã khiến nhiều bậc ông bà, cha mẹ suy nghĩ lại.

Đó là trường hợp của mẹ con chị Tiểu Quyên người Trung Quốc. Mẹ chồng của chị là người khá khó tính và hơi độc đoán. Vốn mong có cháu từ lâu nên khi con dâu mang thai, bà đã tẩm bổ cho chị bằng các món canh và hầm mỗi ngày.

Dù biết rằng bổ sung nhiều chất dinh dưỡng là tốt, thế nhưng việc hấp thụ liên tục nhiều thức ăn như thế khiến chị bị “ngộp” và tăng cân mỗi ngày. Nhận thấy chế độ ăn khác thường của vợ, chồng chị Quyên tỏ vẻ không hài lòng, nhưng quan điểm của mẹ chồng chị vẫn không thay đổi rằng mẹ béo hơn sẽ tốt cho con.

Cuối cùng, ngày sinh đã đến, đứa trẻ sinh ra nặng gần 4kg - một trọng lượng không hề nhỏ. Chị Quyên đã cười và nói rằng, mình sinh ra một “củ sen” đầy da thịt. Như dự đoán, mẹ chồng chị khá hài lòng và rất yêu quý đứa bé mũm mỉm này. Bà cũng là người tự tay tẩm bổ cho đứa nhỏ.

Một ngày nọ, lúc Tiểu Quyên đang tắm cho con, chị thấy một “nếp nhăn” đỏ ửng khá kì lạ, thậm chí, mở ra còn có những chỗ ửng mủ. Điều đáng nói là khi chị thử chạm vào vết đỏ đó của con thì đứa bé lập tức khóc. Hốt hoảng, chị vội vàng đưa bé đến bệnh viện.

Kết quả là đứa trẻ bị dị tật từ nhỏ. Tuy nhiên, vì quá béo, bác sĩ đã không nhận ra điều kì lạ ở giai đoạn đầu khiến chân con có nguy cơ bị cắt cụt.

Tên khoa học của loại dị tật này là co rút chân tay, một dạng phát triển hạ bì. Cha mẹ phải thực sự lưu ý đến những hiện tượng bất thường của trẻ sau khi ra đời.

Các giai đoạn của bệnh hẹp chi

Giai đoạn đầu: Do dây ối của mẹ quấn bất thường quanh tay và chân của trẻ, lâu dần, điều này hình thành trạng thái dị dạng. Ở giai đoạn này, tình hình chưa có gì nghiêm trọng, vì dây ối chỉ bám vào mô dưới da của trẻ, chỉ cần điều trị đơn giản là có thể khỏi.

Giai đoạn thứ hai: Băng dính vào cân mạc, tuy đã trở nên nghiêm trọng hơn nhưng nó vẫn chưa đe dọa đến các hoạt động của chi và tuần hoàn máu.

Giai đoạn thứ ba: Dây đeo đã ăn sâu hoàn toàn vào cân cơ của cơ thể, đến mức đã ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của các chi, sự sinh trưởng cũng như sự phát triển của cơ thể.

Giai đoạn thứ tư: Lúc này, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh, thậm chí phải cắt cụt chi trong những trường hợp nặng, như của con chị Xiao Qi.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc như chị Tiểu Quyên, cha mẹ cần phải:

Khám thai định kì: Bất cứ lúc nào, cha mẹ cũng cần đảm bảo tình hình của đứa trẻ được kiểm tra kĩ lưỡng, ngay cả khi trong bào thai. Nếu có tình huống xảy ra khi cha mẹ khám thai thường xuyên, mọi nguy cơ xấu về đứa bé sẽ được kiểm soát tốt hơn. Không nên đợi đến khi sinh xong mới chăm lo sức khỏe cho bé, vì khi đó đã quá muộn để cứu vãn tình hình.

Kiểm tra trước khi mang thai: Bên cạnh việc khám thai định kì, khám thai trước thời gian mang bầu cũng giúp đảm bảo không có dị tật giữa các cặp vợ chồng, từ đó, loại trừ được xác xuất di truyền dị tật từ cha mẹ cũng như lên phương án điều trị nếu có bất thường xảy ra.

Đưa bé đi khám sau khi sinh: Sau khi đứa trẻ được sinh ra, cha mẹ cần đưa con đi khám và kiểm tra thể chất chi tiết của đứa trẻ. Cần đảm bảo rằng không dị tật hay nguy cơ xấu nào về sức khỏe mà bác sĩ có thể bỏ sót.

Sức khỏe của con cái là điều cha mẹ nên quan tâm, vì vậy, không được mê tín quan niệm mỡ trắng là tốt hoặc mập mạp là mạnh khỏe. Các bậc ông bà, cha mẹ nên chăm sóc con cái một cách khoa học để đứa trẻ được phát triển tốt nhất.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm