pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bác sĩ chẩn đoán bệnh tay chân miệng như thế nào?
Bệnh tay chân miệng (HFM) là một bệnh nhiễm vi rút nhẹ và kéo dài, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Biểu hiện đặc trưng của bệnh tay chân miệng là các mụn nước trên bàn tay, bàn chân và trong miệng. Nhiễm trùng này có thể xuất hiện ở người lớn nhưng hiếm khi có các dấu hiệu rõ rệt.
Hầu hết các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh tay chăng miệng bằng cách: quan sát phát ban và vết lở miệng; xem xét độ tuổi người bệnh; hỏi về các triệu chứng mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ phải dùng phương pháp xét nghiệm để xác định chính xác bệnh tay chân miệng.
Dưới đây là các phương pháp chẩn đoán bệnh tay chân miệng mà bác sĩ thường sử dụng:
1. Chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa trên các triệu chứng lâm sàng
Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa trên các biểu hiện lâm sàng như ở tay, chân, miệng theo từng giai đoạn bệnh. Bao gồm:
Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài 3 - 6 ngày và chưa có biểu hiện rõ ràng.
Sau thời gian ủ bệnh, bệnh tay chân miệng thường khởi phát với một số triệu chứng như: trẻ kêu đau họng, chán ăn, bỏ bữa, trẻ mệt mỏi kém linh hoạt, sốt nhẹ và có thể tiêu chảy vài lần mỗi ngày.
Sau giai đoạn khởi phát, các dấu hiệu dùng để chẩn đoán bệnh tay chân miệng điển hình thường xuất hiện khá nhanh chóng. Các triệu chứng điển hình như: trẻ sốt cao; phát ban ở các vị trí tay, chân, mông, miệng và xuất hiện các vết loét bên trong miệng họng.
Các vết loét miệng thường xuất hiện dưới dạng bỏng nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, nướu với kích thước 2-3mm. Đồng thời, các vết bỏng nước xuất hiện ở các vị trí như: lòng bàn tay, lòng bàn chân, cánh tay, đầu gối, mông, khuỷu ta…; các vết bỏng nước này thường tồn tại dưới 7 ngày mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào.
Thông thường, cũng có một vài mụn nước nhỏ và vết loét ở miệng. Đôi khi các vết loét này gây đau nên trẻ sẽ ăn ít hơn và quấy khóc nhiều hơn. Bệnh tay chân miệng không điển hình do Coxsackie A6 có thể dẫn đến phát ban lan rộng hơn, mụn nước lớn hơn và gây bong tróc da.
Bệnh tay chân miệng khá lành tính, tuy nhiên một số trường hợp nặng có thể gây biến chứng hô hấp, thần kinh và tim mạch; thậm chí, một số trường hợp nặng còn gây tử vong.
Thời gian tay chân miệng lui bệnh thường sau 7-10 ngày. Trẻ sau đó sẽ phục hồi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Ngoài ra, việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng còn phụ thuộc vào một số yếu tố dịch tễ như: tuổi tác, thời gian mắc bệnh.
=>> Có thể bạn muốn tìm hiểu thêm về cách Nhận biết bệnh tay chân miệng với các bệnh có triệu chứng tương tự để điều trị đúng bệnh.
2. Thực hiện xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Xét nghiệm khẳng định chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa vào xét nghiệm Real-time PCR hoặc phân lập vi rút. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định nguyên nhân do EV71 hay Coxsackievirus 16 từ bệnh phẩm bỏng nước, phân hoặc phết hầu họng.
Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác như công thức máu, chọc dịch não tủy, bạch cầu bình thường để phân biệt tay chân miệng với các bệnh khác.
Bệnh tay chân miệng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh khác cùng có biểu hiện loét miệng như: thủy đậu, sốt phát ban, dị ứng da, bỏng nước, nhiễm khuẩn máu do não mô cầu, sốt xuất huyết,…
Ở trẻ em bị bệnh, xét nghiệm máu có thể cho thấy:
- Số lượng bạch cầu tăng lên.
- Tế bào lympho không điển hình.
- Tăng protein phản ứng C trong huyết thanh (CRP).
- Huyết thanh dương tính với vi rút gây bệnh, có thể được phân lập từ dịch của mụn bóng nước, bề mặt niêm mạc hoặc mẫu phân, xác nhận nhiễm trùng nhưng hiếm khi cần thiết.
Sinh thiết da của một vết phồng rộp cho thấy các phát hiện mô bệnh học đặc trưng của bệnh tay chân miệng.
Việc chẩn đoán bệnh tay chân miệng sớm giúp người bệnh được chăm sóc đúng cách, giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp các biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Nguồn tham khảo: https://www.aad.org/public/diseases/a-z/hand-foot-mouth-treatment
https://dermnetnz.org/topics/hand-foot-and-mouth-disease/