Bài học từ Sơn Lôi và cuộc chiến với Covid-19 còn gay go, khốc liệt

Nguyễn Thị Hạnh Loan
05/03/2020 - 19:25
Bài học từ Sơn Lôi và cuộc chiến với Covid-19 còn gay go, khốc liệt
Cho đến hôm nay, 5/3, đã qua hơn 20 ngày Việt Nam chưa mắc thêm ca nhiễm Covid-19 nào. Có thể nói, Việt Nam đã thành công bước đầu khi triển khai các biện pháp quyết liệt theo tình thần "chống dịch như chống giặc".

Trong thời gian qua, những tin tức về dịch COVID-19 được cập nhật từng ngày, từng giờ trên các mặt báo về số quốc gia có dịch, số người nhiễm, số người tử vong và số người cách ly cho thấy mức độ lây lan rộng và nhanh chóng của virus chết người SARS –CoV2.

Sau Trung Quốc, thì Hàn quốc, Italy vàIran trở thành 3 ổ dịch lớn trên thế giới. Đến hôm nay, số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc đã lên tới 5.766 người, 35 người tử vong. Tổng thống Hàn Quốc đã phải ra tuyên bố tuyên chiến với Covid-19. Các cơ quan Chính phủ của nước này được đặt trong tình trạng báo động toàn diện 24/24h. Còn Italy, số người tử vong di COVID-19 lên tới 107 người và có 3.089 người mắc. Còn Iran, số ca nhiễm COVID-19 là 2.922 người, đã có 92 người tử vong.

Bài học từ Sơn Lôi và cuộc chiến với COVID-19 còn tiếp diễn khốc liệt - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP

Tính đến 17h hôm nay, 5/3/2020, dịch COVID-19 đã lan ra 83 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cả thế giới đã ghi nhận 95.453 người mắc, 3.288 người tử vong.

Nguồn: Bộ y tế

Dịch Covid-19 cũng đã tác động rất lớn đến các khía cạnh của đời sống KT-XH ở Việt Nam. Các hoạt động lưu chuyển, vận chuyển hàng hóa, hành khách, dịch vụ y tế, giáo dục, du lịch, ăn uống, lưu trú… bị ảnh hưởng nặng nề. Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ, lLưu trú khách sạn giảm 60 %, số lượng du khách giảm 2 con số, ngành Du lịch ước tính thiệt hại khoảng 7 tỷ USD. Những thiệt hại về kinh tế do COVID-19 gây ra là chưa thể đo đếm.

Tuy nhiên, bằng sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, có thể khẳng định rằng, các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 của Việt Nam đến nay đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Ngay từ khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện, hàng loạt các biện pháp quyết liệt đã được triển khai.

Ngày 2/2/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 156 về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, trong đó nêu rõ: Hạn chế tập trung đông người. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, các tỉnh đã công bố dịch dừng tất cả lễ hội, kể cả lễ hội đã khai mạc; quyết định cho học sinh nghỉ học. Cùng với đó là tập trung điều trị và chăm sóc y tế cho các ca nhiễm COVID-19. Đến nay, 16/16 ca nhiễm Sars – CoV2 đều đã được chữa khỏi. Việc thực hiện cách ly và theo dõi với tất cả những người tiếp xúc với bệnh nhân được triển khai chặt chữ. Thực hiện khoang vùng cách ly 4 vòng vùng dịch lớn nhất Việt Nam với trên 10 ngàn dân ở xã Sơn Lôi, huyện Bình Xuyên,Vĩnh Phúc. Bên cạnh đó, các địa phương cũng thực  hiện cách ly với tất cả các người dân đến từ vùng dịch trong nước và nước ngoài, yêu cầu các hành khách vào Việt Nam phải khai báo y tế để giám sát, dừng miễn thị thực với công dân Hàn Quốc, tiếp tục cho học sinh nghỉ học cho đến ngày 2/3, và chỉ tiến hành học lại đối với học sinh PTTH và sinh viên đại học sau ngày 2/3, chờ diễn biến dịch mới.

Tất cả các quyết định liên tục, nhất quán, nhanh chóng và phù hợp, không hề do dự đã mang lại hiệu quả … Vào lúc 0 h sáng ngày 4/3, lệnh cách ly xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc cũng đã chính thức được dỡ bỏ sau 21 ngày phong tỏa theo quy định. Sau khi dỡ bỏ lệnh cách ly, toàn xã không phát hiện thêm ca nhiễm mới. Bài học từ Sơn Lôi thật sự là kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam đối với việc cách ly phòng dịch.

Chính phủ cũng đã tiến hành ráo riết các biện pháp ứng phó với các kịch bản dịch, như huy động quân đội tham gia tiếp nhận công dân từ vùng dịch, tổ chức cách ly, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, tuyên truyền, vận động nhân dân, thiết lập cầu truyền hình tại 21 bệnh viện lớn trên cả nước nhằm đảm bảo công tác giao ban, điều hành chống dịch COVID-19...

Những nỗ lực phòng dịch của Việt Nam đã được nhân dân, cộng đồng quốc tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cao. Thành công của Việt Nam là sự chủ động và nhất quán trong suốt quá trình chống dịch. Đến thời điểm này, Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới sau 21 ngày không phát hiện thêm ca nhiễm SARS –CoV2 mới.

Dịch Covid-19 đang làm đảo lộn cuộc sống người dân nhiều quốc gia trên thế giới. Theo dự báo của WHO, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường. Tại Thái Lan, chỉ 1 học sinh 8 tuổi nhiễm SARS –CoV2 mà Bangkok đóng cửa cả trường học 2500 học sinh.

Bài học từ Sơn Lôi và cuộc chiến với COVID-19 còn tiếp diễn khốc liệt - Ảnh 3.

Nhịp sống thường nhật trở lại với người dân xã Sơn Lôi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) sau thời gian phong tỏa vì dịch COVID-19. Ảnh: Trần Hiếu

Nguy cơ lây nhiễm chéo luôn tiềm ẩn, bởi vậy không ai dám khẳng định dịch COVID-19 có bất ngờ bùng phát tại Việt Nam? Những kết quả bước đầu trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam chỉ mang ý nghĩa khởi đầu và là kinh nghiệm để Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc chiến chống COVID-19 sắp tới. Từng là quốc gia đầu tiên ngăn chặn thành công dịch SARS năm 2003 và hiện là quốc gia duy nhất trên thế giới kiềm chế số bệnh nhân nhiễm mới được 21 ngày, chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào sự điều hành chủ động, sáng suốt và kịp thời của Chính phủ trong dịch COVID-19 và mỗi một người dân, đều phải phát huy tinh thần trách nhiệm, không được chủ quan, lơ là. Mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức và tuân thủ tuyệt đối quy định phòng dịch, thực hiện nghiêm tinh thần "chống dịch như chống giặc" của Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc vì cuộc chiến với COVID-19 vẫn còn tiếp diễn gay go, khốc liệt.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm