Bầm tím cơ thể có thể là dấu hiệu ung thư

08/10/2018 - 08:18
Không chỉ xảy ra khi bạn bị va đập, bầm tím cơ thể có thể là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết.
bam-tim-1.jpg
Thuốc làm loãng máu: Không kể đến chấn thương thì thuốc làm loãng máu là nguyên nhân số một dẫn đến bầm tím do làm chậm hoặc giảm khả năng đông của máu. Các loại thuốc này rất phổ biến và bạn có thể đang dùng mà không biết. Dầu cá, rượu, tỏi cũng có tác dụng tương tự thuốc làm loãng máu. Ảnh Research & Development

 

bam-tim-2.jpg
Các thuốc khác: Steroid dẫn đến loãng máu nên người dùng rất dễ bị bầm tím dù va chạm nhẹ. Hóa trị khiến số lượng tiểu cầu giúp đông máu giảm, từ đó đẩy cao nguy cơ bầm tím. Ảnh Fox News

 

bam-tim-3.jpg
Lão hóa: Càng già, mạch máu càng trở nên mỏng manh. Lúc này, thương tích nhỏ cũng đủ gây chảy máu dưới da, hình thành các vết bầm tím. Bên cạnh đó, làn da lão hóa bị mất đi lớp mỡ đệm cũng là lý do dẫn đến hiện tượng bầm tím. Ở người cao tuổi, vết bầm tím thường xuất hiện trên cánh tay và bàn tay, những vùng hay tiếp xúc với ánh mặt trời. Ảnh Linguistics Research Digest

 

bam-tim-4.jpg
Thiếu vitamin: Dễ bầm tím chứng tỏ cơ thể đang thiếu vitamin K. Hấp thụ không đủ vitamin C cũng có thể gây bầm tím bởi vitamin C tham gia xây dựng thành mạch máu. Ảnh American Bone Health

 

bam-tim-5.jpg
Gen di truyền: Thông qua gen, các đặc điểm liên quan đến số lượng tiểu cầu hay cơ chế đông máu được truyền từ thế hệ trước qua thế hệ sau và khiến con cái dễ bầm tím như bố mẹ. Ảnh Medical News Today

 

bam-tim-6.jpg
Ung thư: Trong một số trường hợp hiếm gặp, bầm tím là dấu hiệu ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Lúc này, bệnh nhân thường bị chảy máu lợi, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, đau nhức xương đi kèm. Ảnh Saga

 

bam-tim-7.jpg
Bệnh gan: Gan có chức năng sản xuất các yếu tố đông máu. Nếu bộ phận này bị tổn thương dẫn đến thiếu hụt protein cần thiết cho đông máu, bạn sẽ dễ bị chảy máu và bầm tím. Ảnh The Jakarta Post

 

bam-tim-8.jpg
Để đảm bảo sức khỏe, nếu thấy các biểu hiện sau bạn nên đi khám: Vết bầm tím đau, sưng; vết bầm tím kéo dài từ hai tuần trở lên mà không thay đổi; nhiều vết bầm tím kết hợp sốt, ớn lạnh, sút cân hoặc bất cứ triệu chứng toàn thân nào khác và bầm tím tái phát không rõ nguyên nhân. Ảnh Today

 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm