Bản chất và phản ứng của vaccine

08/01/2016 - 15:09
Tiêm vaccine là cách đưa chế phẩm chứa vi sinh vật vào cơ thể, để cơ thể phản ứng và sinh ra miễn dịch. Vì vậy, sau tiêm vaccine, phải có những phản ứng như sốt nhẹ, đau, sưng chỗ tiêm... mới tốt.

Vaccine là chế phẩm có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh đã bất hoạt hoặc còn sống nhưng giảm độc lực hay từ một phần cấu trúc của vi sinh vật gây bệnh. Như vậy, dù tiêm hay uống vaccine thì đều đưa chế phẩm chứa vi sinh vật vào cơ thể. Do đó, sau tiêm chủng, cơ thể có phản ứng như sốt nhẹ, đau, sưng tại chỗ tiêm thì mới tốt. Bởi điều này chứng tỏ cơ thể người tiêm đã phản ứng lại với các vi sinh vật trong vaccine để tạo miễn dịch.

Có 5 nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm chủng, gồm:

- Phản ứng liên quan đến vaccine, là phản ứng của từng cá thể với đặc tính vốn có của vaccine, ngay cả khi vaccine đã được sản xuất, bảo quản, vận chuyển và chỉ định một cách chính xác.

- Phản ứng liên quan đến sai sót tiêm chủng, gây ra bởi việc bảo quản, vận chuyển, chỉ định và tiêm chủng vaccine không đúng.

- Phản ứng liên quan đến lo lắng khi tiêm chủng, là phản ứng xảy ra do sự lo lắng về tiêm chủng: Ngất xỉu, thở nhanh, choáng váng, chóng mặt, khó thở… Phản ứng này thường xảy ra tại các chiến dịch tiêm chủng và ở trẻ lớn.

- Sự trùng hợp ngẫu nhiên, là phản ứng gây ra bởi một nguyên nhân khác không phải là do vaccine, không phải do sai sót tiêm chủng mà là do bệnh lý sẵn có của trẻ. Lịch tiêm chủng cho trẻ em thường bắt đầu rất sớm. Giai đoạn này trẻ rất dễ bị nhiễm trùng hay các bệnh bẩm sinh, thậm chí tử vong, trùng với thời điểm sau tiêm nên rất dễ bị đổ lỗi do tiêm chủng

- Không rõ nguyên nhân là nhiều trường hợp phản ứng sau tiêm không tìm được nguyên nhân.

Để phòng dịch bệnh, cha mẹ nên cho con đi tiềm vaccine. (Ảnh minh họa)


Dưới đây là một số phản ứng cụ thể của từng loại vaccine khi tiêm:

BCG (phòng lao) Sau khi tiêm xuất hiện nốt sẩn da cam nhỏ tại chỗ tiêm và biến mất sau 30 phút. Sau khoảng 2 tuần, xuất hiện một vết loét đỏ. Sau đó 2 tuần, vết loét tự lành để lại một sẹo nhỏ có đường kính 5mm.
VGB (phòng viêm gan B) Có thể đau, đỏ hoặc sưng nhẹ tại chỗ tiêm.

OPV

(phòng

bại liệt)

Rất ít có phản ứng phụ. Chỉ có khoảng dưới 1% tổng số người uống vaccine có biểu hiện đau đầu, tiêu chảy hoặc đau cơ.

Hib (phòng viêm phổi, màng não do vi khuẩn Hib)

Khoảng 5% đến 15% trường hợp có biểu hiện đỏ, sưng hoặc đau nhẹ tại chỗ tiêm; khoảng 2% đến 10% có biểu hiện sốt nhẹ và hầu như không gây phản ứng nặng.

DPT/DPT-VGB-Hib

(ho gà toàn tế bào)

Sốt: Có thể 50% trẻ sau tiêm chủng bị sốt, sốt có thể hết sau 1 ngày. Tuy nhiên, sốt xuất hiện sau 24 giờ tiêm có thể không phải là do phản ứng đối với vaccine DPT.

Đau: Có thể 50% trẻ bị đau, nổi ban, sưng tại chỗ tiêm.

Những phản ứng nghiêm trọng hơn như co giật, phản ứng quá mẫn thường hiếm gặp.

MMR (phòng sởi, rubella

và quai bị)

Vaccine sởi gây ra sốt, phát ban hoặc viêm kết mạc, xảy ra ở 5%-15% đối tượng được tiêm. Biểu hiện bệnh là rất nhẹ so với bệnh sởi "tự nhiên".

Uốn ván

nhẹ, sưng tấy nhẹ tại chỗ tiêm

Vaccine xin viêm não Nhật Bản B

Đau nhức: Một số ít trường hợp có thể đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm.

Sốt, đau đầu, buồn nôn, đau cơ thường ít gặp.

Vaccine tả uống

Sau uống vaccine tả thường không có phản ứng phụ.

Phản ứng hay gặp là cảm giác buồn nôn.

Không có bằng chứng nào cho thấy vaccine tả uống có thể gây bệnh tả.

Trên 90% số người được tiêm sẽ được bảo vệ trước bệnh mà vaccine phòng được bệnh đó. Nếu không tiêm phòng, dịch bệnh sẽ tái xuất và lan rộng. Vụ dịch sởi năm 2014 hay trên 300 ca mắc bạch hầu năm 2015, làm hàng trăm trẻ tử vong, hầu hết không tiêm vaccine, là minh chứng cho điều này. Nhưng cũng như thuốc, không một loại vaccine nào an toàn tuyệt đối. Hơn nữa, phản ứng sau tiêm vaccine do rất nhiều nguyên nhân và đa phần là không liên quan đến vaccine. Vì thế, để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên đưa con đi tiêm chủng.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm