Sáng ngày 25/8, phiên toà giả định với chuyên đề "Nói không với bạo lực trẻ em" được tổ chức thành công tại chung cư C1, C2 (đường 267B Ba Tơ).
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), các đại biểu đặc biệt quan tâm tới tình trạng bạo lực với trẻ em; qua đó đề nghị bổ sung các biện pháp đặc thù để chủ động phòng ngừa bạo hành trẻ em trong môi trường gia đình, ở những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo Tổng đài 111, trong năm 2021, trẻ em bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất, chiếm 72,84%, tăng 5,3% so với năm 2020.
Từ năm 2016 đến nay, cơ quan điều tra trên địa bàn TPHCM đã khởi tố 282 vụ xâm hại trẻ em nhưng có đến 101 vụ sau đó phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra.
Cuộc điều tra quốc gia lần thứ 2 về “Sức khỏe phụ nữ và Kinh nghiệm sống” được tiến hành từ tháng 3 tới tại 6 vùng kinh tế; qua đó nhằm thu thập số liệu, thông tin để xây dựng chính sách quốc gia về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại Việt Nam.
Trẻ em là đối tượng đặc biệt nhất khi được nhiều bộ ngành, tổ chức xã hội… cùng chung tay bảo vệ. Thế nhưng, bạo lực, xâm hại vẫn diễn ra hàng ngày.
Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã khẳng định như vậy khi trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 HĐND TPHCM khóa IX vào chiều 6/12.
Ngày 24/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng sáng kiến toàn cầu “Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học”.
Thống kê của Bộ LĐTB&XH cho thấy, trẻ bị bạo lực thân thể chiếm 91,7%. Số trẻ bị bạo lực trong gia đình và trường học chiếm tới 83,3%.
Từ ngày 23 đến 26/8, 200 trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em quốc gia lần thứ 5, để trao đổi, thảo luận, bày tỏ nguyện vọng của mình về những vấn đề nóng như phòng chống bạo lực, xâm hại, tảo hôn…