pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bảo quản thực phẩm là gì? Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm?
Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm? Thực tế, không phải thực phẩm lúc nào cũng có sẵn, có những loại thực phẩm chỉ có theo mùa. Bởi vậy từ xưa người ta đã tiến hành các kỹ thuật đặc biệt bảo quản được những sản phẩm theo mùa nguyên vẹn để có thể sử dụng sau này.
Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện nay các phương pháp để bảo quản thực phẩm đã được phát triển và đa dạng hơn. Sau đây chúng ta cùng trả lời cho câu hỏi vì sao cần bảo quản thực phẩm?
1. Bảo quản thực phẩm là gì?
Bảo quản thực phẩm được định nghĩa là quá trình ngăn ngừa vi khuẩn và kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm bằng cách lưu trữ thực phẩm trong các điều kiện phù hợp để sử dụng sau. Bên cạnh đó bảo quản thực phẩm còn được miêu tả là quá trình giữ cho thực phẩm ở trong môi trường không bị ô nhiễm hay ảnh hưởng bởi các sinh vật gây bệnh, hóa chất...
2. Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm?
Vì sao cần bảo quản thực phẩm? Bảo quản thực phẩm rất quan trọng và là điều cần thiết trong cuộc sống. Nởi nó giúp cho chúng kéo dài được thời gian sử dụng đồ ăn, thức uống. Bên cạnh đó, bảo quản thực phẩm còn giúp cho thực phẩm giữ lại được nguyên vẹn các chất dinh dưỡng và an toàn thực phẩm khi sử dụng.
Đặc biệt là đối với các thực phẩm đều rất nhanh hư, đặc biệt là các loại trái cây tươi, thực phẩm có nguồn gốc từ động vật và rau…
Theo như một nghiên cứu khoa học của Mỹ, các kỹ thuật bảo quản được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất là các phương pháp sử dụng muối, giấm, nước muối hoặc đường. Hai quá trình sản xuất và cung ứng thực phẩm không phải lúc nào cũng đúng với nhu cầu cho mọi người.
Bởi vậy ở một số cơ sở sản xuất sẽ thường xuyên diễn ra tình trạng dư thừa thực phẩm được sản xuất ra. Bên cạnh đó có một số nơi không đủ nguồn cung thực phẩm để sử dụng. Đây cũng chính là một trong những câu trả lời cho thắc mắc vì sao cần bảo quản thực phẩm.
Bên cạnh đó, tầm quan trọng của bảo quản thực phẩm cũng được tóm gọn như sau:
- Bảo quản giúp kéo dài được tuổi thọ cho thực phẩm. Từ đó sẽ làm tăng nguồn cung thực phẩm cho người dùng.
- Giúp cho các thực phẩm theo mùa có thể sử dụng được trong suốt năm.
- Bởi nguồn cung thực phẩm sẽ được đảm bảo nên sẽ góp phần ổn định giá thực phẩm.
- Thêm sự đa dạng về lựa chọn hơn cho thực phẩm.
- Bảo quản giúp ngăn ngừa hư hỏng ở thực phẩm nên sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.
- Tiết kiệm được thời gian chuẩn bị thực phẩm bởi đa phần chúng được bảo quản bằng các phương pháp thông qua chế biến sẵn.
- Do lượng cung cấp thực phẩm được gia tăng nên sẽ góp phần cải thiện dinh dưỡng của người dân.
Việc phát triển, cải thiện và mở rộng các cơ sở để nâng cao khả năng lưu trữ và bảo vệ thực phẩm là một việc rất quan trọng. Một nghiên cứu của chuyên gia đã chỉ ra rằng các thực phẩm như rau quả chưa cắt, nước súp hay tất cả các chất bảo quản thịt ướt không có tính axit… Điều này sẽ khiến chúng không có đủ lượng axit để tiêu diệt Clostridium botulinum. Phương pháp duy nhất để sử dụng trong các trường hợp này đó là tiến hành bảo quản bằng cách xử lý thực phẩm ở trong các hộp áp suất.
Vì sao cần bảo quản thực phẩm? Quá trình bảo vệ thực phẩm là hoạt động cần thiết ở mỗi gia đình cũng như trong xã hội. Nó sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn và nấm mốc, cùng với sự ảnh hưởng của các sinh vật có hại tới thực phẩm. Các thực phẩm khi được trải qua quá trình bảo quản sẽ hạn chế sự phát triển và giết chết vi khuẩn nên sẽ đảm bảo và an toàn hơn khi sử dụng.
3. Các biện pháp bảo quản thực phẩm thường sử dụng
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm nếu muốn sử dụng thực phẩm trái mùa. Cụ thể như sau:
3.1. Sấy khô
Sấy khô là biện pháp được biết có tác dụng bảo quản sử dụng từ xa xưa. Bạn có thể áp dụng sấy khô để lưu trữ nhiều thực phẩm từ cá, thịt cho đến các loại trái cây và rau củ.
Nguyên lý hoạt động của việc sấy khô cho biết chúng làm giảm lượng nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn và làm hỏng thức ăn.
Biện pháp sấy khô có nhiều ưu điểm như giúp kéo dài thời gian bảo quản cũng như có tác dụng tiết kiệm không gian lưu trữ, áp dụng với nhiều loại thực phẩm và không tốn nhiều công sức.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng như nhược điểm chính là làm mất đi các loại vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.
3.2. Bảo quản bằng cách muối chua
Muối chua là hình thức chuyển hóa đường thành acid lactic, có lợi cho hệ tiêu hóa và được sử dụng từ lâu đời. Được biết, đây là phương pháp này rất dễ thực hiện và thường áp dụng cho các loại rau, củ như cà rốt, củ cải, dưa leo, cà pháo,…
Lưu ý, đối với các loại thực phẩm áp dụng biện pháp bảo quản là muối chua không nên để quá lâu vì chúng sẽ chứa hàm lượng muối cao và có thể khiến bạn dễ mắc các chứng bệnh thận, tim mạch và huyết áp. Đặc biệt, các loại thực phẩm quá chua sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe.
3.3. Đóng hộp thực phẩm
Muốn bảo quản thực phẩm lâu dài, đóng hộp là biện pháp thường được áp dụng đối với rau củ quả.
Trước khi đóng hộp thực phẩm cần được tiệt trùng, sơ chế sạch sẽ. Tuy nhiên, đối với biện pháp này được áp dụng nhưng không đem lại hiệu quả cao và ít được mọi người sử dụng vì các vi khuẩn có thể tấn công và làm hư hỏng thức ăn.
Chưa kể, các hộp đựng thực phẩm sau khi sử dụng mở nắp sẽ rất nhanh nếu không kịp thời chế biến.
Bên cạnh đó, đây còn là biện pháp đòi hỏi bạn tốn nhiều công sức với tiệt trùng và sơ chế kém vệ sinh nếu không đạt chuẩn có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và khiến bạn mắc các bệnh về hệ tiêu hóa hay đường ruột và ngộ độc thực phẩm.
Đọc thêm bài viết: Chuyên gia nhấn mạnh những điểm không thể bỏ qua khi chọn mua thực phẩm đóng hộp.
3.4. Đông lạnh
Phương pháp đông lạnh được sử dụng phổ biến hơn cả, đông lạnh được thực hiện dựa nhờ vào các thiết bị bảo quản như tủ lạnh, tủ đông… Đông lạnh là biện pháp sử dụng nhiệt độ thấp khiến cho vi khuẩn, vi sinh vật không thể phát triển hay hoạt động.
Thực chất, với biện pháp bảo quản đông lạnh bạn có thể bảo quản rất nhiều loại thực phẩm từ thực phẩm có nguồn gốc động vật đến thực phẩm rau củ tươi trong thời gian dài mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng.
Tuy nhiên, cần biết sau khi kết thúc quá trình bảo quản trong tủ lạnh bạn phải sử dụng ngay sản phẩm để thực phẩm đông không tiếp xúc lâu ở nhiệt độ thường và cần có các biện pháp rã đông khoa học để không làm mất dưỡng chất của thực phẩm.
3.5. Hun khói
Biện pháp hun khói giúp bảo quản các loại thực phẩm như thịt, cá và các chế phẩm từ thịt. Đối với biện pháp này, việc bảo quản bằng cách hun khói, sử dụng nhiệt độ để làm khô thức ăn sẽ giúp thức ăn có hương vị thơm ngon và lâu bị hỏng hơn.
Tuy nhiên, đối với biện pháp hun khói, mọi người không nên sử dụng thường xuyên vì có thể gây bệnh ung thư.
3.6. Hút khí chân không
Bảo quản thực phẩm bằng biện pháp hút khí chân không như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp đều cần có sự hỗ trợ của máy móc.
Hút chân không được thực hiện bằng cách cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nylon và tiến hành hút chân không. Thực hiện hút chân không giúp tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển giúp bảo quản thực phẩm lâu dài.
Phương pháp hút chân không không thể sử dụng tại nhà như muối chua hay đông lạnh, đóng hộp mà nó cần sự hỗ trợ của máy móc. Để bảo quản, bạn cho thực phẩm vào chai, hộp hoặc túi nylon và tiến hành hút chân không, tạo môi trường yếm khí để vi sinh vật không thể phát triển.
4. Bảo quản thực phẩm cần lưu ý gì?
Các biện pháp bảo quản thực phẩm cần lưu ý như sau:
Đối với quá trình bảo quản khô, cần lưu trữ thực phẩm ở nhiệt độ từ 50 đến 70 độ F và tránh xa ánh sáng. Bởi vì, ánh sáng sẽ làm giảm tuổi thọ của sản phẩm mà bạn đang bảo quản. Đặc biệt, khi thực hiện biện pháp bảo quản khô không được để thực phẩm trên sàn hoặc mép tường.
Trong khi đó, quá trình bảo quản lạnh cần duy trì nhiệt độ từ 32 đến 40 độ F.
Với biện pháp bảo quản đông cần duy trì nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn để bảo quản thực phẩm tốt nhất.
Tại sao phải bảo quản lương thực thực phẩm? Thực chất, trong môi trường nếu không bảo quản thực phẩm đúng cách thì không thể sử dụng lâu dài. Do đó, để sử dụng sản phẩm lâu dài, hiệu quả cần lựa chọn bảo quản thực phẩm đúng cách để giữ thực phẩm tươi ngon lâu nhất có thể để làm đa dạng thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho cả gia đình.
Nguồn tham khảo: