Bắt bệnh qua hơi thở

16/03/2016 - 16:13
Hơi thở có thể nói lên được nhiều điều hơn bạn nghĩ, đặc biệt nó là dấu hiệu để nhận biết sớm các căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa đến tính mạng của bạn.
bat-benh-bang-hoi-tho-1.jpg

1. Ung thư dạ dày

Mới đây, tại Mỹ, các bác sỹ đã tiến hành một thí nghiệm về xác định sớm ung thư dạ dày bằng hơi thở nhờ việc phân tích mức độ của các hợp chất có trong hơi thở. Thí nghiệm này đã đem lại một kết quả khả quan và nó đang được tiếp tục kiểm chứng với quy mô lớn hơn tại châu Âu. Thí nghiệm này đã cho thấy, chỉ cần dựa vào hơi thở bình thường, ta hoàn toàn có thể xác định sớm ung thư để có thể chạy chữa kịp thời.


bat-benh-bang-hoi-tho-2.jpg

2. Ung thư phổi

Thông thường, xét nghiệm ung thư phổi phải chiếu chụp, nhưng một nghiên cứu năm 2013 cho thấy hơi thở hoàn toàn có thể được áp dụng như một cách xác định căn bệnh này rẻ hơn và không hại cơ thể. Với phương pháp này, các bác sỹ sẽ sử dụng “mũi điện tử” để kiểm tra những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong hơi thở để xác định người bị ung thư phổi.


bat-benh-bang-hoi-tho-3.jpg

3. Bệnh suy tim

Các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ đo phổ khối để phân tích hơi thở và tìm ra các hợp chất phân tử và hóa học có thể dẫn đến suy tim. Các bài kiểm tra hơi thở đã được thực hiện đều có khả năng xác định bệnh nhân bị suy tim một cách chính xác.


bat-benh-bang-hoi-tho-4.jpg

4. Hơi thở có mùi trái cây hoặc acetone báo hiệu bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra chứng khô miệng và các bệnh về nướu vì khi lượng đường trong máu không ổn định, cơ thể sẽ trở nên suy yếu và không có khả năng chống lại vi khuẩn làm hại nướu răng. Nếu tình trạng trở nên nặng hơn và nhiễm trùng thì có thể gây ra hôi miệng.

Ngoài ra, hơi thở có mùi trái cây hoặc mùi acetone (nước tẩy sơn móng tay) cũng có thể là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, triệu chứng này còn được gọi là nhiễm axit ceton. Khi cơ thể không đủ insulin, thay vì sử dụng các axit béo bao gồm các chất acetone, hydroxybutyrate và acetoacetate, nó sẽ được tích tụ trong máu và dẫn đến hôn mê đái tháo đường hoặc tử vong.

bat-benh-bang-hoi-tho-5.jpg

5. Hơi thở có mùi tanh báo hiệu bệnh suy thận

Không phải hải sản lúc nào cũng là nguyên nhân đằng sau hơi thở có mùi tanh. Hơi thở tanh có thể là dấu hiệu của chứng suy thận. Trong cơ thể, thận có trách nhiệm như một bộ lọc loại bỏ các chất độc hại trong máu và tạo ra nước tiểu. Vì vậy, khi chức năng thận bị suy giảm, thận sẽ không thể lọc hay loại thải các chất độc ra ngoài, do đó các chất này vẫn lưu thông trong cơ thể đến các bộ phận khác, tích lũy lại và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Hơi thở có mùi tanh là dấu hiệu khi chứng suy thận ảnh hướng đến hệ hô hấp và có thể gây khó thở.

bat-benh-bang-hoi-tho-6.jpg

6. Hơi thở chua là dấu hiệu của chứng ngừng thở khi ngủ

Việc miệng tiết ra ít nước bọt khi ngủ có thể dẫn đến các vi khuẩn trong miệng sinh sôi nhiều hơn gây ra hôi miệng. Và một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là chứng ngưng thở khi ngủ.

bat-benh-bang-hoi-tho-7.jpg

7. Trào ngược dạ dày (GERD)

Hơi thở có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu của chứng ruột hôi, trào ngược dạ dày hay trào ngược axit. Những dấu hiệu này đều là biểu hiện của sự trì hoãn tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Nặng hơn, một phần thức ăn có thể bị nôn ra ngoài và gây hôi miệng. Thậm chí những bệnh nhân trào ngược dạ dày còn có thể bị axit trong dạ dày trào ngược lên miệng và tấn công răng. Đây không phải là vấn đề sức khỏe về tiêu hóa duy nhất ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Những vi khuẩn gây loét dạ dày cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi khó chịu.

bat-benh-bang-hoi-tho-8.jpg

8. Nhiễm trùng đường hô hấp

Các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như cảm cúm, viêm phế quản hay viêm xoang có thể là nguyên nhân gốc rễ gây ra hơi thở hôi. Nhiễm trùng đường hô hấp hay viêm các mô trong hệ hô hấp có thể kích thích việc sản sinh ra các vi khuẩn ăn tế bào hoặc chất nhầy. Việc bị ngạt mũi, dẫn đến bạn thở bằng miệng, gây khô miệng và các vi khuẩn có điều kiện phát triển làm cho hơi thở có mùi khó chịu.

bat-benh-bang-hoi-tho-9.jpg

9. Sâu răng và viêm nướu

Khi men răng bị xói mòn, các vụn thức ăn nhỏ sẽ bám vào các kẽ răng và dẫn đến sâu răng. Đánh răng cũng không thể nào loại bỏ được hết những thực ăn bám trên răng vì vậy chúng sẽ sinh ra vi khuẩn và gây hôi miệng. Tương tự như vậy, viêm nướu cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi khó chịu. 

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm