‘Bắt mạch’ các triệu chứng của da khi đắp mặt nạ

03/03/2016 - 13:07
Nếu sau khi đắp mặt nạ, da bạn có cảm giác đau, có thể da bạn quá khô hoặc mặt nạ không thích hợp với da.
Mặt chưa thật sạch

Các chất hóa học trong đồ mỹ phẩm, hay các chất làm sạch trong sữa rửa mặt hoặc dầu gội đầu vẫn lưu lại trên da sau khi dùng, nếu như không được rửa sạch sẽ gây ra phản ứng phụ khi đắp mặt nạ. Trước khi đắp mặt nạ bạn hãy rửa thật kỹ mặt với nước sạch.

Da mặt thiếu nước trầm trọng

Nếu da mặt bạn thiếu nước sẽ trở nên khô căng, thậm chí có hiện tượng bong tróc da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm. Trường hợp này bạn không nên đắp mặt nạ ngay mà hãy bôi lên da một lớp toner (nước hoa hồng) trước khi đắp mặt. Điều này không chỉ giúp dưỡng ẩm cho da mà còn mang lại hiệu quả trong quá trình đắp mặt nạ. Nếu da bạn là da nhạy cảm, hãy thử nghiệm cách này lên vùng da khác trước khi tiến hành trên da mặt để đảm bảo an toàn.
Nhiều chị em bị kích ứng da sau khi đắp mặt nạ
Mặt nạ không phù hợp làn da

Sau khi đắp mặt nạ da có cảm giác nhói đau như kim châm, thậm chí ửng đỏ thì có khả năng da mặt bạn không hợp với loại mặt nạ vừa dùng, hoặc do lúc đó da bạn tương đối yếu. Tốt nhất bạn hãy ngừng dùng mặt nạ và các sản phẩm chức năng, chỉ nên dùng các sản phẩm giúp làm dịu, thư giãn cho da.

Nhiệt độ mặt nạ không thích hợp

Có nhiều bạn gái thích để mặt nạ trong tủ lạnh, khi dùng sẽ có cảm giác mát lạnh, sảng khoái. Thực ra cách làm này sẽ khiến da trở nên mẫn cảm, thậm chí mẩn đỏ. Nếu bạn sử dụng mặt nạ theo cách này, sau khi đắp mặt có cảm giác đau nhói thì chớ nhầm lẫn với trường hợp da bị thiếu nước.

Da không ổn định

Khi bị cảm lạnh, thường xuyên xì mũi khiến phần da ở cánh mũi ửng đỏ, bong tróc; phần da quanh mép bị nẻ hoặc bị nhiệt; hay vết thương còn trên da sau khi nặn mụn... nếu bạn đắp mặt nạ vào những lúc này sẽ làm cho da chịu thêm kích ứng. Tốt nhất, bạn hãy chờ cho vết thương trên da lành hẳn rồi hãy đắp mặt nạ.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm