Ngày 19/8, bác sĩ Tạ Anh Tuấn, Trưởng khoa Điều trị tích cực (BV Nhi TƯ) cho biết, bệnh nhi N.N.T. (8 tuổi, ở Hà Nội) đang trong tình trạng nguy kịch do đuối nước khi tắm trong bồn.
Theo gia đình bệnh nhân, trước đó bé được người nhà tắm ở trong bồn. Khi đang tắm, người nhà có việc riêng nên chạy ra ngoài để bé trong bồn một mình. Sau 30 phút, người nhà quay lại thấy bé bất động trong bồn tắm. Gia đình nhanh chóng đưa bệnh nhi đến BV E TƯ, rồi chuyển đến BV Nhi TƯ.
Theo bác sĩ Tuấn, bệnh nhi nhập viện ngày 12/4 trong tình trạng suy hô hấp nặng, da môi tái, hôn mê sâu, đồng tử giãn, không có phản xạ ánh sáng, tiên lượng tử vong cao.
Ngay lập tức bệnh nhân đã được điều trị tích cực như: Hồi sức hô hấp/tuần hoàn, chống phù não. Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng yếu, rối loạn nước điện giải và đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngay lập tức bệnh nhân đã được điều trị tích cực như: Hồi sức hô hấp/tuần hoàn, chống phù não. Tuy nhiên, sau 2 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn hôn mê sâu, phản xạ ánh sáng yếu, rối loạn nước điện giải và đang trong tình trạng nguy kịch.
Bé tắm trong bồn cũng cần có phụ huynh ở bên |
Bác sĩ Tuấn cũng cho biết, đuối nước thường xảy ra rất nhanh, nếu phát hiện muộn rất khó cứu hoặc cứu được cũng để lại di chứng ở não, hệ thần kinh hoặc sống đời sống thưc vật. Do đó, phụ huynh cần phải hết sức nâng cao ý thức quản lý, giảm sát, không để các em tự do tắm sông, biển, hồ bơi, bồn tắm… mà không có người lớn trông nom.
Theo bác sĩ Tuấn, khi trẻ bị đuối nước, gia đình nhanh chóng gọi người trợ giúp và đưa bé ra khỏi nước; kiểm tra xem bé có còn thở hay không để tiến hành cấp cứu. Trường hợp trẻ đã mất ý thức và không thở được, gia đình thực hiện cấp cứu cơ bản bằng ép tim ngoài lồng ngực và hô hấp nhân tạo để khôi phục lại hơi thở của em bé, sau đó, đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế.