Theo số liệu nghiên cứu, hiện nay tỉ lệ người mắc chứng đục thủy tinh thể ở nhóm người trên 65 tuổi là 60%. Các chuyên gia chỉ ra rằng, những người ở độ tuổi khoảng từ 50 trở lên dễ bị đục thủy tinh thể do cơ thể dần lão hóa, ngày trước chứng bệnh này ở người trung niên được gọi là đục thủy tinh thể do tuổi già. Thế nhưng bây giờ độ tuổi dễ bị đục thủy tinh thể đã giảm xuống còn 35 tuổi, do những người trẻ chịu nhiều áp lực trong công việc, ngồi lâu bên bàn máy tính và thường xuyên sử dụng điện thoại di động.
Chuyên gia đưa ra lời khuyên nếu bạn cảm thấy thị lực giảm xuống, tầm nhìn bị thu hẹp, khả năng phân biệt màu sắc không còn tốt... thì cần gặp bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra quang sai, tốc độ đọc hay khả năng thích ứng của mắt bị giảm xuống có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể giai đoạn đầu.
Nguyên nhân hình thành đục thủy tinh thể
- Cơ thể thiếu vitamin E, A, B2 và các nguyên tố vi lượng như canxi, phốt pho...
- Nhiệt độ ngoài trời.
- Tình trạng thiếu oxy: thiếu oxy có thể làm tăng natri, canxi, acid lactic và giảm kali, vitamin C...dẫn tới đục thủy tinh thể.
- Ánh nắng mặt trời và tia cực tím.
Những điều người bị đục thủy tinh thể cần chú ý
- Kiểm soát cảm xúc
Thời gian đầu bị đục thủy tinh thể không ảnh hưởng nhiều đến thị lực, ngoài việc duy trì dinh dưỡng, điều trị bệnh hợp lý còn cần chú ý kiểm soát cảm xúc của mình.
- Chế độ ăn uống
Người mắc chứng bệnh đục thủy tinh thể cố gắng không hút thuốc, không ăn đồ ngọt, ít uống rượu và ăn ít các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol. Ngoài ra chú ý bổ sung đầy dủ vitamin C, vì vitamin C có thể ngăn các tia sáng và khí oxy làm tổn hại đến thủy tinh thể, đồng thời có tác dụng ngừa đục thủy tinh thể khi về già.
- Vận động cơ thể
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao bằng cách đi bộ, chạy bền... không chỉ tăng cường thể lực mà còn có thể chống lão hóa.
- Sống theo quy tắc