Theo Taylor Muhl, cơ thể chị là kết quả của cặp song sinh phát triển ngay trong bụng mẹ, được phát hiện bệnh từ năm 2009.
Bệnh của Muhl xuất hiện từ năm cô lên 6 tuổi nhưng gần đây, sau khi xét nghiệm máu, bác sĩ mới chỉ ra chính xác bệnh của cô. Muhl dị ứng với một số loại kim loại ở một bên cơ thể, còn bên kia cơ thể thì không, do cô có 2 hệ thống miễn dịch khác nhau. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh, mức độ mắc bệnh cũng không đồng nhất vì hệ thống miễn dịch suy yếu khác nhau.
Do mắc căn bệnh lạ nên Keegan đã không chứng minh được quyền làm mẹ với 2 con đẻ của mình. Bác sĩ tiết lộ, mặc dù biết chắc chắn không có sự giả mạo nhưng họ không thể giải thích nổi điều gì đã diễn ra. Cuối cùng, sau hàng loạt xét nghiệm, bác sĩ kết luận, Keegan mắc chimerism.
Hiện tượng trên xảy ra cả ở người lẫn động vật khi hai trứng (tế bào) được thụ thai hoặc phôi thai kết hợp cùng nhau trong thời kì đầu của thai kì. Mỗi hợp tử mang một bản sao ADN của bố mẹ, vì vậy hợp tử mới có một bộ gene khác biệt.
Nhà sinh học Charles Boklage (thuộc Đại học East Carolina) cho biết, chimera là căn bệnh ít được đề cập, trong số này có một số trường hợp đã được ghi trong y văn thế giới như nữ vận động viên người Hà Lan Foekje Dillema đã bị cho ra khỏi đội tuyển quốc gia năm 1950 sau khi từ chối kiểm tra giới tính bắt buộc hồi tháng 7/1950. Sau đó, các cơ quan chức năng điều tra phát hiện thấy một nhiễm sắc thể Y trong tế bào cơ thể của Dillema.
Theo trang tin y học Medicinenet.com của Mỹ, chimerism là một tình trạng bệnh lý di truyền hiếm gặp, trên thế giới ước có khoảng 100 người mắc bệnh. Bệnh xuất hiện khi cơ thể có 2 hoặc nhiều dòng tế bào riêng biệt di truyền có nguồn gốc từ các hợp tử (zygotes) khác nhau.
Đôi khi chỉ có một vài tế bào hợp tử như trường hợp của Muhl. Phần lớn phát hiện thấy người mắc bệnh này khi họ đi thử máu. Cũng có trường hợp khó mang thai, khi đi khám mới biết là do mang gene chimerism.