Bệnh lẹo mắt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh

Phạm Thị Mai
04/03/2020 - 15:15
Bệnh lẹo mắt là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
Lẹo mắt gây phù nề, đau nhức ở mi mắt, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nhìn, ảnh hưởng không nhỏ đến học tập, công việc cũng như sinh hoạt. Cần hiểu bệnh lẹo mắt là gì để có phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả.

1. Bệnh lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là tình trạng mi mắt của người bệnh bị sưng, hơi đỏ, kèm theo ngứa và đau. Chỗ đau nổi lên một khối rắn to như hạt gạo. Lẹo sẽ mưng mủ và vỡ sau khoảng 3-4 ngày. Lẹo mắt thường mọc ở ngay bờ mi, dính chặt vào da mi, có thể bị ở 1 hoặc cả 2 mi mắt. Trong một vài trường hợp có thể sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp hoặc sẽ tự biến mất sau vài ngày.

2. Phân loại các giai đoạn của bệnh lẹo mắt

Các dạng trong bệnh lẹo mắt gồm:

- Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: Là tình trạng mắt xuất hiện một nốt đỏ, đau ở bờ mi với độ rắn và kích thước giống như hạt đậu.

- Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhày của mi mắt: Lẹo này nằm ở mặt trong của mi mắt, bên trong đĩa sụn. Các bác sĩ có thể nhìn thấy được lẹo khi lật mi. Đôi khi còn có thể thấy đầu mủ trắng của lẹo.

- Đa lẹo: Đây là trường hợp có rất nhiều đầu lẹo trên 1 hay cả hai mi, thậm chí ở cả hai mắt.

Bệnh lẹo mắt là gì-2

Lẹo mắt có thể gặp ở mọi lứa tuổi và có thể gây đau đớn cho người bệnh

3. Dấu hiệu nhận biết bệnh lẹo mắt là gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh lẹo mắt bao gồm các triệu chứng:

- Tấy đỏ và sưng mí mắt.

- Khi ấn vào thấy đau bờ mi, sau hóa cứng.

- Mưng mủ ở trung tâm chỗ hóa cứng.

- Mắt có thể bị chảy nước và sợ ánh sáng.

- Cảm giác như có dị vật ở mắt.

- Áp-xe vỡ ra sau ít lâu, chảy mủ rồi hết đau.

- Bệnh thường tái phát.

Những người mắc bệnh lẹo mắt thường không gây ảnh hưởng tới thị lực cũng không được phép chủ quan với chứng bệnh này. Khi bạn thấy các dấu hiệu như sốt, suy giảm thị lực bất thường, tình trạng lẹo mắt không thuyên giảm trong vòng 2 - 3 ngày hay hai mi mắt trở nên sưng và tấy nhiều hơn, nốt rộp hình thành trên mí mắt hoặc cả mí mắt hoặc mắt bị đỏ thì bạn cần nhanh chóng tới gặp các bác sĩ chuyên khoa mắt để được điều trị kịp thời.

Bệnh lẹo mắt là gì-3

Các triệu chứng lẹo mắt bao gồm tấy đỏ và sưng mí mắt

4. Nguyên nhân và đối tượng dễ bị bệnh lẹo mắt

4.1. Nguyên nhân gây bệnh lẹo mắt

Nguyên nhân gây bệnh lẹo mắt do mắt bị nhiễm trùng khi khe hở của lông mi trên mắt bị chặn bởi bụi bẩn hoặc các tuyến dầu, vi khuẩn sẽ phát triển ở bên trong. Lúc này, lẹo mắt sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, nguyên nhân gây lẹo mắt còn có thể là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do viêm bờ mi đã có sẵn.

4.2. Đối tượng dễ mắc bệnh lẹo mắt

Lẹo mắt có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên những đối tượng sau có thể dễ mắc nhất nếu bạn tìm hiểu căn bệnh lẹo mắt là gì:

- Trẻ em là đối tượng dễ mắc nhất.

- Đối tượng thường xuyên dụi tay bẩn vào mắt.

- Người lớn trang điểm trên mắt qua đêm.

- Người đã từng bị viêm mí mắt hoặc bị viêm mí mắt mãn tính.

- Người có tiền sử bị lẹo mắt trước đó.

Bệnh lẹo mắt là gì-4

Mắt bị nhiễm trùng khi khe hở của lông mi trên mắt khiến lẹo mắt xuất hiện

5. Phương pháp điều trị bệnh lẹo mắt

Bằng quan sát mí mắt và nốt u trên đó, kết hợp với việc hỏi về thời gian xuất hiện triệu chứng, cảm giác đau mà các bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị lẹo mắt hay không hoặc một bệnh lý khác. Các xét nghiệm hay kỹ thuật chuyên môn thường không được bác sĩ yêu cầu trong chẩn đoán lẹo mắt, mà chỉ trong trường hợp việc khám lâm sàng không kết luận được bệnh.

Khi đã chẩn đoán được người bệnh mắc bệnh lẹo mắt, phương pháp điều trị lẹo mắt có thể được áp dụng như:

- Dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt nhằm giúp mở lỗ chân lông và giảm tình trạng tắc nghẽn các tuyến dầu khi sưng mới xuất hiện. Giữ nguyên túi chườm trong 10 phút và chườm 4 lần mỗi ngày.

- Điều trị bệnh lẹo mắt thông qua tiểu phẫu. Bác sĩ có thể rạch một đường nhỏ ở vùng bị sưng để mủ chảy ra nếu việc điều trị lẹo mắt thông thường không có dấu hiệu thuyên giảm.

- Sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chứa steroid kháng viêm hoặc chứa kháng sinh nếu mụt lẹo bị nhiễm trùng.

- Thuốc giảm đau không kê toa: Trong một số trường hợp, loại thuốc này có thể giúp bạn giảm sự khó chịu do lẹo mắt gây ra.

- Nếu không có biến chứng đặc biệt nào, lẹo mắt thường biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị.

Bên cạnh đó, người bệnh cần thực hiện những thói quen sinh hoạt sau nhằm tránh tình trạng lẹo mắt ngày một trầm trọng hơn:

- Giữ cho mặt, da đầu, lông mày và tay luôn được sạch sẽ.

- Lau nhẹ nhàng mí mắt bằng vải sạch hoặc gạc bông đã khử trùng.

- Không nên nặn hoặc cố làm vỡ lẹo mắt.

- Hạn chế dùng phấn trang điểm mắt.

- Không để lớp trang điểm qua đêm.

- Không sử dụng mỹ phẩm cũ hoặc đã quá hạn sử dụng.

Khi thấy những dấu hiệu bất thường trong người hay các triệu chứng của lẹo mắt không thuyên giảm dù đã sử dụng phương pháp điều trị chườm nóng, dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống được kê toa thì cần gặp ngay bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Bệnh lẹo mắt là gì-5

Dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt nhằm giúp mở lỗ chân lông và giảm tình trạng tắc nghẽn các tuyến dầu khi sưng mới xuất hiện. Giữ nguyên túi chườm trong 10 phút và chườm 4 lần mỗi ngày

6. Phòng tránh bệnh lẹo mắt

Để phòng tránh bệnh lẹo mắt, bạn nên:

- Rửa tay thường xuyên, giữ vùng mặt, da đầu, lông mày và tay sạch sẽ.

- Không nên đưa tay dụi hay chà mắt vì hành động này có thể khiến mắt bị kích ứng  và nhiễm khuẩn lây lan.

- Hạn chế dùng phấn trang điểm mắt. Nếu sử dụng phấn trang điểm mắt cần tẩy trang làm sạch mắt hàng ngày, thay mascara ít nhất mỗi 6 tháng/lần, bởi vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.

- Không dùng chung khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt. Mặt khác, các đồ này cần được làm sạch thường xuyên.

- Không tự ý nặn lẹo mắt.

- Tránh đến những nơi ô nhiễm không khí nặng nề.

- Cần có biện pháp bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây bệnh như khói bụi và ô nhiễm môi trường bằng cách đeo kính khi đi ra đường, lao động hay dọn dẹp nhà cửa.

Bệnh lẹo mắt là gì-6

Không dùng chung khăn rửa mặt, đồ trang điểm mắt, mặt khác các đồ này cần được làm sạch thường xuyên

7. Cách ăn uống cho bệnh nhân mắc lẹo mắt

7.1. Bệnh nhân lẹo mắt nên ăn gì?

- Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như vitamin A, vitamin C, vitamin E, kẽm,... Các loại vitamin này sẽ giúp quá trình hồi phục cho mắt bị lẹo diễn ra nhanh chóng.

- Thực phẩm giàu Protein: Bạn có thể tìm thấy thịt lợn nạc, các loại nấm, sữa,… Nhờ có Protein, các mô dưới da sẽ liên kết bền vững, hạn chế các tổn thương cũng như sự phát triển mạnh lên của lẹo.

- Ăn các thực phẩm có tính mát như: Rau củ, trái cây, nước ép hoa quả,… Những thực phẩm này vừa cung cấp dinh dưỡng vừa góp phần hạ nhiệt cho cơ thể giúp ngăn chặn tình trạng viêm sưng diễn ra.

- Uống nhiều nước - mỗi ngày (từ 2-3l) là cách giúp bạn thúc đẩy quá trình hạ nhiệt cho cơ thể và hỗ trợ việc điều trị lẹo mắt.

7.2. Bệnh nhân lẹo mắt không nên ăn gì?

Nếu bạn tìm hiểu bệnh lẹo mắt là gì thì chắc hẳn việc tìm hiểu không nên ăn gì cũng quan trọng không kém. Đối với tình trạng này, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm để tránh kích ứng mắt thêm sưng.

- Người bệnh nên kiêng đồ uống có cồn như rượu, bia; thuốc lá; tỏi, ớt, hành lá; hẹ,.... 

- Kiêng thịt chó, thịt dê,… để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và hồi phục.

- Để tình trạng bệnh không nặng hơn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm có tính nhiệt nhiều như xoài, nhãn, vải, ổi, đồ ăn cay nóng,...

- Người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm hay đồ ăn có chứa nhiều đường. Bởi lẽ đường không chỉ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, chúng còn làm vết thương lâu lành hơn, lẹo mắt trở nên ứ mủ và nghiêm trọng hơn.

Bệnh lẹo mắt là gì-7

Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn nên và không nên ăn gì để có thể hỗ trợ điều trị tốt nhất.

8. Các câu hỏi thường gặp ở những người mắc bệnh lẹo mắt

Bệnh lẹo mắt có chữa được không?

Nếu bạn lo lắng không biết lẹo mắt có chữa được không thì một thông tin vui đến các bạn là bệnh lẹo mắt hoàn toàn có thể chữa được. Bên cạnh việc làm đơn giản là dùng túi chườm ấm đặt lên mí mắt, dùng thuốc giảm đau không kê toa, thuốc nhỏ mắt chứa steroid kháng viêm hoặc chứa kháng sinh hay tiểu phẫu thì lẹo mắt có thể biến mất sau 2 tuần điều trị hoặc 4 tuần không điều trị.

Bệnh lẹo mắt có lây không?

Trên thực tế, lẹo mắt rất dễ lây lan và tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị lẹo mắt. Do đó, nếu bị lẹo mắt thì bạn cần giữ cho mắt và tay của mình luôn sạch sẽ, không dụi hay chà mắt, không dùng chung khăn lau mặt, gói ngủ với người khác. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng các phương pháp phòng tránh để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lẹo mặt cũng như các bệnh lý về mắt khác.

Bệnh lẹo mắt có hay tái phát không?

Lẹo rất hay tái phát, chúng lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp. Tuy nhiên, bệnh thường tự khỏi nếu biết giữ gìn và vệ sinh đúng cách (không tự ý nặn mủ ở lẹo, rửa mắt bằng nước muối,...) nên bạn không cần quá lo lắng nhé!

Lẹo mắt thường không ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu để tình trạng bệnh nặng với các triệu chứng như sốt, thị lực bị ảnh hưởng, bệnh không cải thiện trong 2 ngày, má, mi mắt sưng, mụn lẹo ở mắt chảy máu,… thì bạn cần ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị.

9. Hình ảnh của bệnh lẹo mắt

Bệnh lẹo mắt là gì-8

Lẹo mắt thường không ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu để tình trạng bệnh nặng với các triệu chứng như sốt, thị lực bị ảnh hưởng

Bệnh lẹo mắt là gì-10

Lẹo rất hay tái phát, chúng lan từ mi này sang mi khác, có khi sưng to cả mi mắt và gây ứ phù màng tiếp hợp.

Bệnh lẹo mắt là gì-11

Bệnh lẹo mắt hoàn toàn có thể chữa được.

Bệnh lẹo mắt là gì-12

Bạn cũng cần kiêng thịt chó, thịt dê,… để bệnh nhanh chóng thuyên giảm và hồi phục.

Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm