Bệnh mộng du ở trẻ nhỏ: Bố mẹ cần hết sức cảnh giác với căn bệnh đáng sợ này

Diệu Anh
27/07/2018 - 09:24
Mộng du ở trẻ nhỏ là một dạng rối loạn giấc ngủ thường gặp, nhất là trẻ em từ 3-8 tuổi. Đây là căn bệnh đáng sợ có thể gây ra những tai nạn nguy hiểm chết người, chính vì vậy các bố các mẹ cần hết sức cảnh giác và có biện pháp đối phó nếu có con mắc bệnh mộng du.

1. Mộng du là bệnh gì?

Mộng du là một dạng rối loạn giấc ngủ, là tình trạng người bệnh đi lại hay di chuyển như thể họ đang thức nhưng thật ra là đang trong giấc ngủ. 

Mộng du có thể xuất hiện cả ở người lớn và trẻ em, nam giới và nữ giới. Đáng chú ý là có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Đây là căn bệnh có thể đe dọa tính mạng của người mắc.

2. Nguyên nhân bệnh mộng du

Nguyên nhân chính xác của bệnh mộng du chưa được hiểu rõ, mặc dù các nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn do não bộ của trẻ còn đang trong quá trình trưởng thành.

mộng du ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường dễ bị mộng du hơn người lớn (Ảnh: Internet)

Có thể bạn quan tâm: 

Những điều cần biết về hiện tượng mộng du 

Triệu chứng mộng du ở người lớn

Những nguyên nhân bệnh mộng du đã được biết tới là:

- Rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là chứng chưng thở khi ngủ

- Thiếu ngủ

- Uống rượu

- Sốt hoặc ốm

- Luyện tập thể thao quá sức hoặc quá mệt mỏi

- Các kích thích từ môi trường

- Đầy bàng quang

- Ngủ ở một môi trường lạ

- Căng thẳng

- Sự lo sợ của trẻ nhỏ

- Dùng các loại thuốc như phenothiazine, chloral hydrate, zolpidem và lithium

- Các tình trạng bệnh lý như đột quỵ, chấn thương vùng đầu, đau nửa đầu hoặc rối loạn co giật cũng có thể dẫn đến mộng du

3. Triệu chứng bệnh mộng du ở trẻ nhỏ

Mộng du xảy ra sớm vào ban đêm, thường là 1-2 tiếng sau khi ngủ. Mộng du ít xảy ra trong các giấc ngủ trưa. Một cơn mộng du thường kéo dài vài phút nhưng cũng có thể lâu hơn.

Triệu chứng bệnh mộng du ở trẻ nhỏ thường dễ nhận thấy, khi trẻ đang bị mộng du, bé có thể:

- Tự đứng dậy khỏi giường và đi loanh quanh

- Ngồi trên giường và mở mắt

- Biểu hiện mắt đờ đẫn, vô hồn

- Không trả lời hoặc giao tiếp với người khác

- Khó tỉnh dậy trong cơn mộng du

- Mất định hướng hoặc lú lẫn một thời gian ngắn sau khi tỉnh dậy

- Khi tỉnh giấc không nhớ đợt mộng du xảy ra trước đó

- Rối loạn chức năng hoạt động trong ngày vì bị mất ngủ

- Gặp những điều đáng sợ lúc ngủ ngoài việc mộng du

mộng du ở trẻ nhỏ

Triệu chứng điển hình của mộng du ở trẻ nhỏ là tự đứng dậy khỏi giường và đi loanh quanh (Ảnh: Internet)

Không chỉ có vậy, một người đang bị mộng du đôi khi sẽ có những hành động mang tính nguy hiểm hơn như:

- Rời khỏi nhà

- Làm các hoạt động thường ngày như thay quần áo, nói chuyện hay ăn uống

- Lái xe

- Hành vi bất thường, chẳng hạn như đi tiểu vào tủ quần áo

- Bị chấn thương bằng cách ngã cầu thang hoặc nhảy ra cửa sổ

- Trở nên hung hăng ngay sau khi tỉnh dậy hay trong lúc mộng du

4. Làm gì khi trẻ đang mộng du?

Khi nhận thấy con bạn đang bị mộng du, bạn không nên đánh thức trẻ vì khi bị đánh thức trong trạng thái mộng du, trẻ sẽ bị bối rối, sợ hãi hoặc có thể cáu gắt. Trong tình huống này bạn nên:

- Giữ bình tĩnh

- Không được la hét hay nói chuyện với trẻ bằng giọng quá lớn vì có thể làm trẻ giật mình và lo sợ

- Nhẹ nhàng hướng dẫn trẻ quay về giường và ở bên cạnh con cho đến khi trẻ ngủ sâu

- An ủi trẻ bằng giọng nhẹ nhàng nhất như: "Con an toàn rồi, chúng ta hãy cùng quay về giường ngủ cho thoải mái hơn nào".

- Tuyệt đối không được tìm cách giữ trẻ lại hoặc trói tay chân trẻ… vì việc làm có thể đe dọa và làm trẻ trở nên bạo lực hơn. 

5. Phòng ngừa và điều trị bệnh mộng du ở trẻ nhỏ

Nếu con bạn bị mộng du, bạn có thể tham khảo cách phòng ngừa và điều trị bệnh mộng du ở trẻ nhỏ như sau:

- Tìm cách loại bỏ các nguyên nhân gây ra căng thẳng, thiếu ngủ, stress cho bé

- Tránh để bé tiếp xúc với các yếu tố mang tính bạo lực vào buổi tối

- Giúp bé đi ngủ đúng giờ, điều độ, môi trường ngủ thích hợp

điều trị mộng du ở trẻ nhỏ

Điều trị mộng du ở trẻ nhỏ bằng cách cho bé đi ngủ đúng giờ, điều độ (Ảnh: Internet)

- Loại bỏ tất cả các vật dụng, đồ đạc có khả năng gây nguy hiểm cho bé ra khỏi phòng ngủ 

- Nên cho trẻ ngủ ở tầng trệt nếu nhà có nhiều tầng, khóa chặt cửa sổ phòng khi ngủ 

- Trải đệm trực tiếp xuống sàn nhà hoặc cho bé dùng túi ngủ

- Có thể lắp chuông ở cửa ra vào phòng ngủ để báo thức cho người khác khi bé mở cửa trong cơn mộng du

Nếu trẻ xảy ra nhiều cơn mộng du trong thời gian ngắn thì phải đưa ngay đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh và tâm lý để được điều trị kịp thời, tránh những hậu quả về sau.

Với những trường hợp mộng du khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác...

Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần thì cần điều trị dứt điểm các bệnh lý đó.

Nguồn: Sức khỏe Gia đình
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm