Bệnh nấm đen - cơn ác mộng với người mắc Covid-19 ở Ấn Độ

N.A
24/05/2021 - 13:34
Bệnh nấm đen - cơn ác mộng với người mắc Covid-19 ở Ấn Độ

Nấm đen thường được tìm thấy trong đất, thực vật, phân, trái cây và rau quả thối rữa. Ảnh: Getty Images

Trong đợt dịch Covid-19 mới bùng phát ở Ấn Độ gần đây, hơn 8.800 ca nhiễm bệnh "nấm đen" chết người đã được ghi nhận tại quốc gia Nam Á này.

Bệnh nhiễm trùng nấm đen thường hiếm gặp, được gọi là bệnh mucormycosis, có tỷ lệ tử vong là 50%, một số người bị nhiễm chỉ có thể được cứu sống sau khi cắt bỏ một mắt. Trong những tháng gần đây, Ấn Độ đã ghi nhận hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 đã và đang hồi phục nhưng hiện nay, họ lại bị nhiễm nấm đen.

Các bác sĩ khẳng định rằng, hiện tượng này có liên hệ với steroid được sử dụng để điều trị Covid-19, đặc biệt là bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao. Theo một số chuyên gia y tế Ấn Độ, dường như nấm đen tấn công từ 12 đến 18 ngày sau khi người bị nhiễm Covid-19 bình phục.

Hơn một nửa số ca nhiễm được báo cáo đến từ các bang phía Tây của Ấn Độ là Gujarat và Maharashtra. Ít nhất 15 tiểu bang khác cũng nhìn nhận từ 8 đến 900 trường hợp. Sau khi số người bị nhiễm gia tăng, 29 bang của Ấn Độ được lệnh phải tuyên bố nấm đen là một dịch bệnh.

Các bác sĩ cho biết, những dưỡng đường mới mở để điều trị cho người bị nhiễm nấm đen trên khắp cả nước đang lấp đầy nhanh chóng. Tại bệnh viện công có sức chứa 1.100 giường Maharaja Yeshwantrao ở thành phố Indore, miền trung Ấn Độ, số bệnh nhân tăng vọt từ 8 người vào tuần trước, lên đến 185 tính đến ngày 23/5.

Chia sẻ với BBC, bác sĩ VP Pandey, Trưởng khoa y tế của bệnh viện Maharaja Yeshwantrao cho biết, hơn 80% bệnh nhân cần được phẫu thuật ngay lập tức. Theo bác sĩ Pandey, bệnh viện đã dựng lên 11 dưỡng đường với tổng số 200 giường để điều trị cho người bị nhiễm nấm đen.

"Chúng tôi thường chỉ thấy 1 hoặc 2 ca nhiễm một năm trước đây. Hiện nay, chỉ riêng ở Indore đã có ít nhất 400 người mắc căn bệnh này. Bệnh nấm đen hiện nay đã trở nên thách thức hơn so với Covid-19. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 94%. Chi phí điều trị đắt đỏ, thuốc điều trị hiếm hoi", bác sĩ Pandey cho biết. Các bác sĩ nói bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh nấm đen phải được chích amphotericin B hoặc "ampho-B", một loại thuốc tiêm tĩnh mạch chống nấm, trong tối đa 8 tuần.

Bác sĩ Pandey đã thu thập dữ liệu liên quan đến 201 bệnh nhân từ 4 bệnh viện trong thành phố. Đa số người bị nhiễm nấm đen là bệnh nhân đã phục hồi sau khi nhiễm Covid-19 và là nam giới. Hầu hết trong số này được điều trị bằng steroid và tất cả đều có các bệnh nền, chủ yếu là bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu khác của 4 bác sĩ Ấn Độ xét hơn 100 trường hợp bệnh nhân Covid-19 bị nhiễm nấm đen. Kết quả cho thấy 79 người trong số này là nam giới và 83 người bị bệnh tiểu đường.

Bệnh nấm đen, cơn ác mộng với người mắc Covid-19 ở Ấn Độ - Ảnh 1.

Ấn Độ ghi nhận hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 đã và đang phục hồi, nhưng lại bị nhiễm "nấm đen". Ảnh: AFP

Một nghiên cứu khác nữa, được thực hiện trên 45 người bị nhiễm nấm đen tại hai bệnh viện ở Mumbai, đã chỉ ra rằng, tất cả đều là bệnh nhân tiểu đường hoặc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi nhập viện. Những bệnh nhân này đều có lượng đường trong máu rất cao.

Tiến sĩ Akshay Nayar, một bác sĩ phẫu thuật mắt đã điều trị cho một số bệnh nhân, chia sẻ với BBC: "Không bệnh nhân nào của bệnh nấm đen có lượng đường trong máu bình thường".

Bệnh nấm đen là gì?

Nấm đen là một bệnh nhiễm trùng rất hiếm. Nguyên nhân là do tiếp xúc với nấm mốc (gọi là mucor) thường được tìm thấy trong đất, thực vật, phân, trái cây và rau quả thối rữa.

Tiến sĩ Akshay Nair, một bác sĩ phẫu thuật mắt ở Mumbai nói: "Nấm đen có mặt ở khắp nơi và được tìm thấy trong đất và không khí, thậm chí trong mũi và dịch nhầy của những người khỏe mạnh. Bệnh ảnh hưởng đến xoang, não và phổi và có thể đe dọa tính mạng người bị tiểu đường hoặc bị tổn thương miễn dịch nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc người nhiễm HIV/AIDS.

Nguồn: Theo BBC
Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm