Bệnh nhân hen phế quản có nên tập thể dục hay không?

Thùy Dung
04/05/2020 - 13:42
Bệnh nhân hen phế quản có nên tập thể dục hay không?
Tập thể dục là một trong những vấn đề mà bệnh nhân hen phế quản rất quan tâm. Hen phế quản có nên tập thể dục hay không, nếu tập có ảnh hưởng đến sức khỏe không và nên tập như thế nào để an toàn?

Tập thể dục là một trong những vấn đề mà bệnh nhân hen phế quản rất quan tâm. Bởi nhiều bệnh nhân thường lo lắng việc luyện tập có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Vậy người bệnh hen phế quản có nên tập thể dục hay không, nếu tập thì cần lưu ý những gì?

1. Tập thể dục có an toàn với bệnh nhân mắc hen phế quản?

Duy trì chất lượng cuộc sống và giúp quá trình sinh hoạt của người bệnh trở nên dễ thở, thoải mái hơn là một trong những mục tiêu của điều trị hen phế quản. Để đạt được những mục tiêu này, bệnh nhân hen phế quản cần:

- Thường xuyên luyện tập thể dục và các hoạt động thể chất khác.

- Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tránh các tác nhân khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hen phế quản có nên tập thể dục hay không còn phụ thuộc vào các triệu chứng nặng nhẹ của người bệnh. Nếu các triệu chứng của bệnh làm ảnh hưởng đến hoạt động thể chất, bệnh nhân cần nói chuyện ngay với bác sĩ. Bởi bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cần thiết để kiểm soát cơn hen trong quá trình luyện tập.

Ngoài ra, tập thể dục cũng có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa bệnh hen phế quản. Tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên có thể kể đến:

- Giúp phổi hoạt động tốt hơn.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại bệnh cảm lạnh.

- Giúp giảm cân an toàn và giảm tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản.

- Tạo ra các chất xúc tác tốt giúp tránh khỏi cảm giác căng thẳng và trầm cảm.

Ảnh 2.

2. Người bệnh hen phế quản nên tập như thế nào?

Hen phế quản có nên tập thể dục không, câu trả lời là nên tập nhưng tập vừa sức.

Các môn thể thao đồng đội và ít mất sức là lựa chọn tốt cho bệnh nhân hen phế quản. Chẳng hạn như bóng chuyền, thể dục dụng cụ, bóng chày,... Bên cạnh đó, các môn tập mang tính cá nhân như đi bộ, đạp xe cũng được khuyến khích. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chọn bơi lội bởi nó sẽ giúp bệnh nhân hít thở một lượng không khí ẩm khi luyện tập.

Trong khi đó, các môn tập cần nhiều thể lực và phải thi đấu kéo dài lại không phải là lựa chọn tốt. Ví dụ như các môn bóng đá, chạy cự ly , bóng rổ và khúc côn cầu. Đồng thời, các môn thi đấu trong thời tiết lạnh giá như khúc côn cầu, trượt tuyết hay trượt băng cũng tạo ra các thách thức cho bệnh nhân hen phế quản. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân vẫn có thể tham gia vào các hoạt động này.

3. Cách kiểm soát và hạn chế cơn hen khi tập thể dục

Hen phế quản có nên tập thể dục và tập vừa phải, chú ý kiểm soát cơn hen trong quá trình tập.

Ảnh 3.

Trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục, bệnh nhân nên nói chuyện với các bác sĩ để nhận tư vấn về hoạt động tập luyện phù hợp nhất. Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn một số biện pháp để ngăn chặn triệu chứng của bệnh khi tập luyện. Chẳng hạn như:

- Luôn luôn sử dụng thuốc hen phế quản trước khi tập thể dục (thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc cromolyn). Bệnh nhân nên nhận được hướng dẫn về kế hoạch kiểm soát cơn hen trước khi bắt đầu tập.

- Thực hiện các bài tập khởi động và có nghỉ ngơi để hạ nhiệt sau khi tập thể dục.

- Nếu thời tiết lạnh, bệnh nhân nên tập thể dục trong nhà hoặc đeo khẩu trang hoặc khăn quàng.

- Nếu bị hen phế quản dị ứng, bệnh nhân nên tránh tập thể dục ngoài trời khi có lượng phấn hoa hoặc ô nhiễm không khí cao.

- Hạn chế tập thể dục khi bị nhiễm virus do cảm lạnh.

- Luyện tập thể dục với cường độ phù hợp

Duy trì hoạt động là rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Do đó, bệnh nhân hen phế quản vẫn cần vận động và luyện tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, trước khi tập, bệnh nhân cần hỏi qua ý kiến của các bác sĩ và chuyên gia. Bởi một chương trình tập luyện phù hợp sẽ giúp hạn chế các các hen trong quá trình tập.

4. Cách xử lý các cơn hen phế quản trong quá trình tập luyện

Các cơn hen phế quản có thể xuất hiện trong quá trình tập thể dục. Thậm chí nó có thể xảy ra kể cả khi người bệnh không có tiền sử hen phế quản. Bởi các triệu chứng của bệnh hen phế quản có thể xuất phát từ việc đường thở bị tắc nghẽn. Triệu chứng của hen phế quản khi tập thể dục gồm có:

- Ho.

- Khò khè.

- Tức ngực.

- Khó thở.

Nếu điều này xảy ra, bệnh nhân nên tạm ngưng tập và thực hiện theo hướng dẫn của kế hoạch hành động phòng chống hen phế quản. Đồng thời bệnh nhân cũng nên giữ ống hít bên cạnh và sử dụng ngay khi có triệu chứng. Nếu các triệu chứng của bệnh không được kiểm soát, bệnh nhân phải nhập viện và điều trị.


Ý kiến của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
0 bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đọc thêm