pnvnonline@phunuvietnam.vn
Bệnh run tay run chân ở người già: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh run tay run chân ở người già mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nó lại mang đến nhiều tác động tiêu cực trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các biểu hiện của run chân tay khiến người bệnh khó khăn hơn khi hành động, di chuyển.
Chính điều này khiến họ thêm mặc cảm, tự ti gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh run chân tay ở người già?
1. Bệnh run tay run chân ở người già là gì?
Bệnh run tay run chân ở người già là một trong những dấu hiệu cho biết cơ thể đang bị lão hóa kéo theo rối loạn thần kinh. Căn bệnh gồm những vận động tự phát. Người bệnh không thể điều khiển chân tay của mình. Triệu chứng dễ thấy nhất là cơ thể bị run khi đang nghỉ ngơi. Cũng có thể bị run khi đang ở trạng thái vận động.
2. Nguyên nhân nào dẫn đến run tay chân ở người già
Cơ thể lão hoá, thoái hóa não, Parkinson, rối loạn thần kinh… là một số nguyên nhân gây bệnh run tay run chân ở người già. Tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm ra phương án điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp.
Đọc thêm:
- Nguyên nhân gây tiểu không kiểm soát ở người cao tuổi
- Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có ảnh hưởng tới tính mạng không? Làm cách nào để nhận biết?
2.1. Do bệnh Parkinson
Người bị mắc bệnh Parkinson thường bị thiếu hụt Dopamine. Đây là một loại chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng kiểm soát khả năng vận động. Đó chính là nguyên nhân khiến người bệnh bị run tay run chân, suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng vận động, chậm chạp, run toàn thân,...
Parkinson ở giai đoạn nhẹ, tình trạng run chân tay chỉ xuất hiện khi cơ thể nghỉ. Nó sẽ hết khi người bệnh cử động tay chân. Ở giai đoạn bệnh nặng tình trạng run tay chân có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nó có thể gây run một bên tay, sau đó lan xuống chân rồi chuyển thành run cả hai tay hai chân.
2.2. Bị bệnh thoái hóa não
Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh run tay run chân ở người già. Tình trạng thoái hóa não càng nặng, chân tay người bệnh càng kém linh hoạt. Thông thường run tay chân do lão hóa chỉ xuất hiện khi người bệnh cầm nắm đồ vật hoặc chỉ và một điểm cố định.
Dấu hiệu này khiến người cao tuổi gặp nhiều khó khăn hơn khi vận động, di chuyển. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đủ chất hoặc bị mất ngủ thường xuyên cũng dẫn đến run chân tay ở người cao tuổi.
2.3. Run vô căn khi vận động
Dấu hiệu này có thể xuất hiện ở cả người trẻ và người cao tuổi. Tình trạng run vô căn thường gặp khi vận động. Khi nghỉ ngơi dấu hiệu bệnh sẽ hết. Triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở tay, đầu, giọng nói. Nó rất ít khi xuất hiện ở chân.
2.4. Run tay run chân sau tai biến
Tai biến khiến một phần não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Vì vậy, sau tai biến người bệnh có thể bị run tay chân. Triệu chứng của bệnh gần giống với Parkinson. Do đó, nó còn có tên gọi khác là hội chứng Parkinson.
2.5. Rối loạn thần kinh thực vật
Đây là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Đặc biệt là với những người hay bị mất ngủ, lo lắng, stress kéo dài. Người uống rượu bia, sử dụng chất kích thích sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh run tay run chân do rối loạn thần kinh thực vật thường đi kèm với nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi trộm. Tình trạng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bị căng thẳng, hồi hộp.
3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thường gặp
Bệnh run chân tay ở người cao tuổi được chẩn đoán dựa trên kết quả các bài kiểm tra thể chất, thần kinh và tiền sử bệnh tật. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào: Thời điểm bị run tay run chân, vị trí, mức độ run và các triệu chứng khá để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
- Thời điểm bị run là khi nghỉ ngơi hay vận động.
- Vị trí run ở chân, tay, mặt, cằm, cổ, một bên hay hai bên.
- Mức độ run nặng hay nhẹ.
- Một số triệu chứng và yếu tốt khác như: Mất thăng bằng, bất thường về giọng nói, cứng cơ, tiền sử gia đình, tiền sử bệnh,...
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp CT, x - quang hay điện não đồ,...để loại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Thực hiện thăm khám tại các bệnh viện lớn sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác hơn để có biện pháp điều trị phù hợp nhất.
4. Một số phương pháp điều trị bệnh thường gặp
Sử dụng thuốc điều trị, can thiệp phẫu thuật, sử dụng thảo dược hỗ trợ và vận động khoa học là một số biện pháp điều trị bệnh run tay run chân ở người già thường gặp.
4.1. Sử dụng thuốc điều trị
Đây là phương pháp điều trị được áp dụng với bệnh nhân bị run tay chân do Parkinson. Thuốc được sử dụng nhiều nhất là levodopa, carbidopa. Đây là thuốc có tác dụng bổ sung trực tiếp dopamin cho cơ thể. Tiếp đến là chất chủ vận dopamin, thuốc ức chế men phá hủy dopamin và thuốc kháng cholinergic.
Đối với các nguyên nhân khác, bác sĩ kê thuốc chẹn beta, thuốc chống động kinh và thuốc an thần để giảm triệu chứng bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Sử dụng thuốc theo đơn, đúng liều lượng để quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
4.2. Phẫu thuật trị liệu
Đối với các trường hợp bệnh nặng, điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp phẫu thuật. Hiện nay có phương pháp là phẫu thuật kích thích não sâu hoặc bằng sóng siêu âm cao tần giảm run.
Phương pháp này đã ứng dụng thành công tại các bệnh viện lớn như: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y Dược Tp. HCM và bệnh viện Việt Đức Hà Nội. Phương pháp điều trị này có chi phí cao vượt quá thu nhập của đại đa số người Việt.
4.3. Điều trị bằng thảo dược hỗ trợ
Điều trị run tay run chân bằng thảo dược hỗ trợ là phương pháp Đông Y được nhiều người áp dụng. Đây là phương pháp chữa bệnh hiệu quả và an toàn cho người cao tuổi. Một số bài thuốc Đông Y như "Thiên ma, Câu đằng ẩm".
Nghiên cứu khoa học cho thấy đây là hai vị thuốc có tác dụng an thần, trấn tĩnh, làm chậm lại quá trình lão hóa não. Đồng thời, nó giúp tăng cường chức năng của tế bào thần kinh. Vì thế, sử dụng hai loại thảo mộc này để hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân phục hồi dễ dàng hơn.
4.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và lối sống lành mạnh có tác dụng làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Một chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu chất chống Oxy hóa như: Rau có màu xanh đậm, các loại củ nhiều màu như súp lơ, gấc, cà rốt, su su, bí ngô,...có tác dụng làm chậm sự lão hóa tế bào não. Nhờ đó, bệnh run tay run chân ở người cao tuổi sẽ tiến triển chậm hơn.
Kết hợp với các hoạt động nhẹ nhàng như thiền, đi bộ, tập Yoga, hít thở khoa học đều có tác dụng cải thiện bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, tập thể dục thể thao còn giúp người bệnh giảm căng thẳng, lo âu, giúp người cao tuổi an tâm hơn trong cuộc sống.
Bệnh run tay run chân ở người già sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của người bệnh. Để giúp người bệnh sớm phục hồi gia đình cần kiên nhẫn ở bên và chăm sóc đúng cách. Đồng thời nói chuyện, tâm sự và quan tâm đến họ để giúp người bệnh mau ổn định.